Bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam

Ngày cập nhật: April 21 , 2023

Bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam

Những năm gần đây, khi mà tốc độ phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ và cạnh tranh thì vấn đề nhãn hiệu được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Một số doanh nghiệp đã dự liệu cho mình những nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ nhất định và thực hiện việc đăng ký bảo hộ ngay từ khi sản phẩm, dịch vụ đó chỉ mới hiện diện trên các tài liệu, chưa được bày bán, cung ứng trên thị trường. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã có sự chú trọng đến việc sử dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho quyền của doanh nghiệp đối với các tài sản vô hình, mà ở đây cụ thể là quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn bàn về việc bảo hộ nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam.

1. Điều kiện để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp ở Việt Nam

Về cơ bản, điều kiện và trình tự thủ tục để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của doanh nghiệp ở nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam cũng như doanh nghiệp ở Việt Nam không có sự khác biệt.

Nếu nhãn hiệu đã được công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu này không cần thông qua thủ tục cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam. Các trường hợp còn lại để có thể đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu đó cần phải đảm bảo các yếu tố cơ bản về:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  • Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

2. Trình tự thủ tục để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  • Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện nhãn hiệu đăng ký bảo hộ;
  • Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bước 2: Chờ thẩm định về hình thức trong vòng 1 tháng, sau đó tùy từng trường hợp mà phía Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:

  • Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối;
  • Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối;
  • Ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ. 

Bước 3: Chờ thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu trong vòng 9 -12 tháng kể từ ngày công bố đơn. Sau khi kết thúc quá trình thẩm định nội dung, tùy thuộc vào từng trường hợp của đơn mà phía Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ ban hành:

  • Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu, nội dung thông báo sẽ ghi nhận lý do và một khoảng thời hạn 2 tháng để chủ đơn giải trình cũng như thực hiện các hành động mà chủ đơn xét thấy cần thiết.
  • Thông báo về dự định cấp văn bằng bảo hộ và thông báo về phí, lệ phí mà chủ đơn phải nộp.

Lưu ý rằng, thực tế thời gian có thể kéo dài hơn bởi hiện nay số lượng hồ sơ ghi nhận trên Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam khá nhiều, chưa tính đến các đơn đăng ký nhãn hiệu có sự phản đối, khiếu nại từ bên thứ ba.

Bước 4: Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, sau khi chủ đơn đã hoàn tất việc đóng lệ phí.

Trên đây là các bước cơ bản mà chủ đơn sẽ trải qua trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên trường hợp quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gặp phải sự phản đối của bên thứ ba thì chủ đơn có trách nhiệm giải trình và cung cấp các bằng chứng để chứng minh cho sự giải trình của mình. Phía chủ đơn cũng cần lưu ý rằng, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ gửi thông báo theo địa chỉ của chủ đơn (đối với chủ đơn là doanh nghiệp đã hiện diện ở Việt Nam) hoặc bên đại diện của chủ đơn tùy vào từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, chủ đơn cần theo dõi chặt chẽ để bảo đảm rằng sự phản hồi của chủ đơn là trong thời hạn cho phép của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, quá thời hạn này, chủ đơn mất quyền phản hồi.

3. Một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu

Làm gì để tránh mất thời gian khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Câu trả lời là bạn cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu, theo đó bạn sẽ dựa trên nhãn hiệu cùng với nhóm ngành, dịch vụ để xác định khả năng thành công đối với việc đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp nhận thấy khả năng đăng ký bảo hộ thành công thấp thì chủ đơn cũng có được phương án để điều chỉnh nhãn hiệu cho phù hợp.

Hiệu lực và gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ được tính như thế nào

Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày được cấp và có thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ đơn được quyền gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Để được gia hạn hiệu lực VBBH, trong vòng 06 tháng tính đến ngày VBBH hết hiệu lực chủ VBBH phải nộp đơn yêu cầu gia hạn. Đơn yêu cầu gia hạn có thể được nộp muộn nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày VBBH hết hiệu lực và chủ VBBH phải nộp thêm lệ phí gia hạn hiệu lực.

Có được phép chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hay không

Doanh nghiệp được phép thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp cho cá nhân, tổ chức khác, nhưng việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Lưu ý rằng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi các bên thực hiện đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Trường hợp sửa đổi, bổ sung văn bằng bảo hộ do có thay đổi về tên doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp là chủ văn bằng bảo hộ, khi thay đổi về tên doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ. Hồ sơ yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ do có thay đổi về tên doanh nghiệp:

  • Tờ khai yêu cầu sửa đổi thông tin trên Văn bằng bảo hộ (theo Mẫu 01-SĐVB quy định tại Phụ lục C Thông tư 16/2016/Tt-BKHCN), trong đó nêu rõ yêu cầu ghi nhận thay đổi về tên của chủ Văn bằng bảo hộ;
  • Bản gốc Văn bằng bảo hộ;
  • Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên (bản gốc hoặc bản sao có công chứng quyết định đổi tên; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên);
  • Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;
  • Giấy ủy quyền (nếu Chủ đơn thông qua tổ chức Đại diện);
  • Chứng từ nộp lệ phí sửa đổi Văn bằng bảo hộ theo quy định;
  • Quyết định về sửa đổi văn bằng bảo hộ bảo hộ sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng, kể từ ngày ra quyết định.

Việc đăng ký bảo hộ các quyền Sở hữu trí tuệ chính là cơ sở để ghi nhận quyền hợp pháp về tài sản trí tuệ của Doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh, việc đăng ký bảo hộ ngay từ ban đầu sẽ giúp Doanh nghiệp đảm bảo được tính bền vững trong việc sử dụng thương hiệu, hình ảnh, tài sản vô hình. Doanh nghiệp cũng tránh được nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh giành quyền đăng ký bảo hộ và điều này cũng đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp bị mất đi quyền sử dụng, sở hữu với các tài sản trí tuệ hoặc vướng vào tranh chấp không đáng có.

Thời gian viết bài: 21/04/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Chúng tôi xây dựng giải pháp bảo vệ tài sản trí tuệ cho Khách hàng ngay từ giai đoạn hình thành ban đầu và đồng hành với Khách hàng trong suốt quá trình sử dụng tài sản trí tuệ.

Tại CDLAF, chúng tôi giúp khách hàng:

    • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và các tài sản trí tuệ khác;
    • Đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm, nhãn hiệu, phần mềm máy tính, …;
    • Quản lý tài sản trí tuệ;
    • Thực hiện các thủ tục liên quan đến nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam và hoạt động nhượng quyền trong nước; chuyển giao công nghệ;
    • Xử lý vi phạm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ;
    • Theo dõi và giải quyết các sai phạm của bên thứ ba đối với tài sản trí tuệ của Khách hàng;
    • Giải quyết tranh chấp và các hoạt động khác có liên quan…

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu và quy trình về lao động, nhân sự, Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp ngay khi khách hàng có yêu cầu;
  • Chúng tôi là công ty Luật Việt Nam, chúng tôi am hiểu tường tận quy định pháp luật Việt Nam, nắm bắt được tâm lý và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp cùng với các cố vấn sẽ giúp khách hàng giải quyết được vấn đề đang gặp phải.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó.

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN