Công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
Khác biệt với phán quyết của trọng tài trong nước, các phán quyết của trọng tài nước ngoài để có thể được thi hành tại Việt Nam, sẽ phải thực hiện qua bước công nhận và cho thi hành phán quyết. Thủ tục này sẽ được thực hiện tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, và để quá trình thực hiện không mất quá nhiều thời gian, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.
1. Phán quyết của trọng tài cần đáp ứng những điều kiện dưới đây để được xem xét cho thi hành và công nhận tại Việt Nam
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài mà nước đó và Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế về công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài. Tức là, các nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế với Việt Nam, thì phán quyết của các trọng tài thương mại ở các nước đó mới được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp quy định ở trên trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại;
- Bên cạnh đó, phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định ở 02 điều kiện trên phải là phán quyết cuối cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp, chấm dứt tố tụng trọng tài và có hiệu lực thi hành.
2. Cá nhân/ tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài
Người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, nếu:
- Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam; hoặc
- Cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc
- Phải có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.
3. Những trường hợp không công nhận phán quyết của trọng tài
Trong một số trường hợp phán quyết của Trọng tài nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt nam, cụ thể:
Tòa án Việt Nam sẽ không công nhận phán quyết của Trọng tài nước ngoài khi xét thấy chứng cứ do bên phải thi hành cung cấp cho Tòa án để phản đối yêu cầu công nhận là có căn cứ, hợp pháp và phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực để ký kết thỏa thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;
- Thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi phán quyết đã được tuyên, nếu các bên không chọn pháp luật áp dụng cho thỏa thuận đó;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành không được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc vì nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được quyền tố tụng của mình;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt quá yêu cầu của các bên ký kết thỏa thuận trọng tài.
- Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thỏa thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi phán quyết của Trọng tài nước ngoài đã được tuyên, nếu thỏa thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi phán quyết đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
- Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải quyết theo thể thức trọng tài;
- Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiện nay, cá nhân, tổ chức ở nước ngoài gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Những khó khăn này thường phát sinh từ một số quy định riêng của pháp luật Việt Nam trong thủ tục tố tụng, việc chuẩn bị hồ sơ, cũng như việc phải cung cấp các giải trình để làm rõ cho yêu cầu của cá nhân, tổ chức nước ngoài khi phía cơ quan tố tụng có yêu cầu. Để tránh những vấn đề này, về phía cá nhân, tổ chức nước ngoài cần hiểu rõ các quy định của pháp luật Việt Nam, quy trình tố tụng tại Tòa án và một số vấn đề khác liên quan đến chuẩn bị hồ sơ.
Thời gian viết bài: 15/02/2023
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Các báo cáo mà nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện trong năm 2023
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 1)
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 2)
- Trình tự, thủ tục góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp tại Việt Nam
- Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản đầu tư trực tiếp
- Làm gì để tránh rủi ro khi thuê trụ sở hoạt động tại Việt Nam
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 1)
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 2)
- Các bước để nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam