Hướng dẫn chi tiết quy trình đăng ký vay vốn nước ngoài
Thủ tục đăng ký khoản vay vốn nước ngoài sẽ đơn giản hơn nếu bạn nắm được các quy định về các bước thực hiện cũng như danh mục các hồ sơ cần chuẩn bị. Theo đó, để thực hiện đăng ký thành công khoản vay nước ngoài tại Việt Nam, bên đi vay cần lưu ý 2 vấn đề dưới đây.
1. Trình tự thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài
Bước 1. Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ:
- Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản bảo lãnh đối với trường hợpkhoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn bằng văn bản đối với trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;
- Ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn đối với khoản vay nước ngoài;
- Ngày tròn một (01) năm kể từngày rút vốn đầu tiên đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ tại thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
Bước 2. Ngân hàng Nhà nước sẽ có văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài trong thời hạn:
- Hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay, hoặc;
- Sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của Bên đi vay đối với trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định pháp luật.
Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước có văn bản nêu rõ lý do, bên đi vay dựa trên nội dung văn bản của Ngân hàng nhà nước để bổ túc hồ sơ hoặc giải trình, tùy từng trường hợp cụ thể.
2. Danh mục hồ sơ để đăng ký khoản vay nước ngoài
Để thực hiện đăng ký khoản vay nước ngoài tại Việt Nam, bên đi vay sẽ cần chuẩn bị một số văn bản dưới đây:
- Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài theo mẫu quy định.
- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay (đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay) gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, Giấy đăng ký Hợp tácxã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật và các văn bản sửa đổi (nếu có).
- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản chứng minh mục đích vay bao gồm:
-
- Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài được cấp có thẩm quyềnphê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với trường hợp vay nước ngoài để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư;
- Phương án cơ cấulại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay.
-
- Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận vay nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có) hoặc thỏa thuận rút vốn bằng văn bản kèm theo thỏa thuận khung.
- Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) thư bảo lãnh, văn bản cam kết bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh vay nước ngoài (nếu có).
- Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép
Ngoài các văn bản nêu trên, trong một số trường hợp riêng biệt, bên đi vay sẽ cần cung cấp thêm một số văn bản khác tùy thuộc vào đối tượng vay ví dụ như: văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp vốn của nhà đầu tư chuyển vào Việt Nam đã được chuyển đổi thành khoản vay nước ngoài trung và dài hạn; bản sao các chứng từ chứng minh việc hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan đối với hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm.
Thời gian viết bài: 29/03/2023
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Các báo cáo mà nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện trong năm 2023
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 1)
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 2)
- Trình tự, thủ tục góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp tại Việt Nam
- Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản đầu tư trực tiếp
- Làm gì để tránh rủi ro khi thuê trụ sở hoạt động tại Việt Nam
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 1)
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 2)
- Các bước để nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam