Hướng dẫn Nhà đầu tư nước ngoài tra cứu ngành nghề kinh doanh theo biểu WTO

Ngày cập nhật: September 19 , 2023

Hướng dẫn Nhà đầu tư nước ngoài tra cứu ngành nghề kinh doanh theo biểu WTO

Trong bối cảnh sự phát triển không ngừng của thị trường và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc bảo vệ nhãn hiệu đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo sự bền vững cho các doanh nghiệp. Hiện nay, việc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Source: AdobeStock-gojalia

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những điểm mới nhất trong quy định về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời tìm hiểu tại sao việc tuân thủ quy trình này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp

1. Tại sao phải tra cứu ngành nghề?

Ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần phải xác định trước khi tiến hành đầu tư kinh doanh. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cần phải xác định Việt Nam đã cam kết mở cửa đối với ngành nghề dự kiến kinh doanh chưa và điều kiện cụ thể là gì (điều kiện tiếp cận thị trường), có yêu cầu thêm giấy phép riêng biệt (điều kiện kinh doanh) hay không là bước cơ bản để tiến hành đầu tư tại Việt Nam.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư;
  • Phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
  • Điều kiện khác theo quy định riêng của pháp luật Việt Nam, ví dụ như nếu nhà đầu tư dự định kinh doanh dịch vụ du lịch thì bên cạnh việc xem xét cam kết của Việt Nam theo biểu cam kết WTO thì nhà đầu tư cũng cần xem xét quy định chi tiết tại Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn kèm theo.

Như vậy, không phải bất cứ ngành nghề nào thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể thực hiện đầu tư góp vốn, mua cổ phần hay thực hiện dự án đầu tư mà sẽ cần dựa theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam. Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường và nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường để kinh doanh các ngành nghề đó.

Danh mục ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường được quy định tại Mục A Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Danh mục ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện được quy định tại mục B Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP (bạn có thể tham khảo chi tiết tại file đính kèm tại phần cuối của bài viết).

2. Nguyên tắc áp dụng hạn chế về tiếp cận thị trường

Trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường. Đối với Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện thì Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng như sau:

  • Pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước;
  • Pháp luật Việt Nam đã có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Khái niệm mã CPC và hiện diện thương mại trong biểu cam kết WTO

Biểu cam kết về thương mại dịch vụ là một trong số các văn kiện quan trọng với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, là kết quả đàm phán giữa Việt Nam với các thành viên khác của WTO nhằm mở cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO. Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN).

Khái niệm mã CPC

  • Mã CPC là mã nhận diện ngành, phân ngành dịch vụ trong Biểu cam kết của các quốc gia thành viên khi gia nhập WTO. Mỗi ngành, phân ngành trong Biểu cam kết về thương mại dịch vụ tương ứng với một mã CPC. Ví dụ: (CPC 841: Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan)
  • Nhà đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư vào Việt Nam phải nắm rõ các quy định về hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, mã CPC là căn cứ đối chiếu ngành, nghề đầu tư kinh doanh trong Biểu cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO;
  • Việc lựa chọn mã CPC phù hợp sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài xem xét tính khả thi khi đầu tư tại Việt Nam.
  • Mỗi mã CPC quy định các cam kết riêng về mở của thị trường;
  • Nhà đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện đầu tư tại Việt Nam khi ngành nghề đầu tư đã được cam kết. Việt Nam không có nghĩa vụ phải chấp thuận các ngành nghề đầu tư chưa có cam kết.

Khái niệm hiện diện thương mại

Hiện diện thương mại bao gồm tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (khoản 7 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

Để tra cứu ngành nghề theo Biểu cam kết WTO, cần hiểu rõ hạn chế tiếp cận thị trường và hình thức hiện diện thương mại được phép của nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh ngành nghề đó tại Việt Nam.

4. Cách thức tra cứu ngành nghề theo mã CPC

Nhà đầu tư sẽ cần tham khảo đến Cẩm nang các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO; Phần II – Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ Danh mục miễn trừ đối xử Tối huệ quốc theo Điều II trong Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO (sau đây gọi tắt là “Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ”);

Trong 2 tài liệu trên, Nhà đầu tư có thể tra cứu ngành nghề theo nội dung ngành nghề và xác định các điều kiện liên quan, quy trình tra cứu tổng thể gồm:

Bước 1: Truy cập Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ (https://drive.google.com/file/d/1NrChnWFp-Pjr0ZHRXANuVXoFgFZwZ5S2/view?usp=drive_link) và tra cứu từ khoá ngành nghề dự kiến kinh doanh.

Bước 2: Xem xét mục (3) Hiện diện thương mại và cột “Hạn chế tiếp cận thị trường” để xác định các điều kiện cụ thể mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng (nếu có) khi đầu tư vào ngành nghề cụ thể tại Việt Nam.

Bước 3: Đối chiếu mô tả ngành nghề này tại Cẩm nang các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO để làm rõ phạm vi mà nhà đầu tư được phép kinh doanh bằng cách tra cứu mã CPC hoặc từ khoá ngành nghề

Bước 4: Tra cứu Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP để xác định ngành nghề đó là ngành nghề chưa được tiếp cận thị trường (mục A) hay tiếp cận thị trường có điều kiện (mục B) và đối chiếu điều kiện tiếp cận thị trường được đăng tải tại Cổng thông tin quốc gia về đầu tư ()

Bước 5: Tra cứu ngành nghề Nhà đầu tư dự kiến lựa chọn tại Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020)

Bước 6: Tra cứu điều kiện riêng của từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

VÍ DỤ: Tra cứu dịch vụ máy tính

Truy cập Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ (https://drive.google.com/file/d/1NrChnWFp-Pjr0ZHRXANuVXoFgFZwZ5S2/view?usp=drive_link) và tra cứu từ khoá “dịch vụ máy tính”. Theo đó, dịch vụ máy tính thuộc CPC 84-845, CPC 849 – Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan

Xem xét mục (3) Hiện diện thương mại và cột “Hạn chế tiếp cận thị trường” thì thấy rằng điều kiện đối với dịch vụ này đã hết, nay nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ này

Đối chiếu mô tả ngành nghề này tại Cẩm nang các cam kết thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO để làm rõ phạm vi mà nhà đầu tư được phép kinh doanh bằng cách tra cứu mã CPC 841 hoặc từ khoá “dịch vụ máy tính”

Dựa trên kết quả tra cứu, chúng ta có thể thấy rằng dịch vụ máy tính hiện nay không có hạn chế về tiếp cận thị trường, nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Thời gian viết bài: 23/08/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN