Mở thủ tục phá sản, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và chủ nợ

Ngày cập nhật: July 27 , 2023

Mở thủ tục phá sản, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và chủ nợ

Với những ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải lựa chọn phương thức phá sản khi mất đi khả năng thanh toán. Tình trạng doanh nghiệp tuyên bố phá sản đã khiến nhiều bên thứ ba như các đối tác, nhà cung cấp, người lao động lo lắng, cùng với đó là hệ quả pháp lý khi các chủ nợ có thể sẽ không thu hồi được nợ. Điều này đặt ra bối cảnh mỗi doanh nghiệp, người quản lý cần hiểu rõ quy định pháp luật về phá sản, hệ quả kèm theo khi một doanh nghiệp phá sản, để từ đó có phương thức xử lý nợ, cắt lỗ nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các bạn bức tranh pháp lý về “phá sản” để bạn với tư cách chủ nợ hay bên nợ đều sẽ nắm được các quy định xoay quanh vấn đề về phá sản.

Souecr: pexels-worldspectrum

1. Phá sản là gì? Và một doanh nghiệp tuyên bố phá sản khi nào?

Theo quy định của pháp luật thì “Phá sản” được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Như vậy chỉ được xem là đã phá sản khi Tòa án có quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên thủ tục phá sản có sự khác biệt với các tình trạng hoạt động khác của doanh nghiệp như tạm ngừng, giải thể thì về đối tượng được quyền – có nghĩa vụ nộp đơn.

Theo đó đối tượng có quyền nộp đơn đề nghị tòa án mở thủ tục phá sản không chỉ có doanh nghiệp nợ, mà các chủ nợ và bên thứ 3 có liên quan cũng được quyền nộp đơn lên Tòa án, để yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản. Bởi phạm vi rộng về đối tượng được quyền nộp đơn phá sản, nên nhiều chủ nợ sau một quá trình dài đòi nợ không được đã thực hiện nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản đối với chính con nợ của mình.

2. Ai là bên có quyền – nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?

Nộp đơn mở thủ tục phá sản không chỉ là quyền của các chủ nợ mà còn là nghĩa vụ của bên có liên quan.

Theo đó các cá nhân, tổ chức dưới đây có quyền nộp đơn để yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:

  • Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Thủ tục mở phá sản là thủ tục phức tạp, chính vì vậy thông thường các chủ nợ sẽ lựa chọn phương thức tố tụng tại Tòa án thay vì yêu cầu phá sản. Tuy nhiên để đòi được nợ theo thủ tục tố tụng tại Tòa án thường là khá lâu, điều này xuất phát từ khối lượng các vụ án mà Tòa phải tiếp nhận, thiện chí của bên nợ…. Chính vì vậy, với một số trường hợp bên nợ xác định được chủ nợ thực tế có khả năng thanh toán, có tài chính nhưng cố tình không thanh toán, bên nợ có dấu hiệu tẩu tán tài sản, quá trình giải quyết bởi cơ quan tố tụng không khiến bên nợ e ngại  thì một số bên nợ đã chuyển qua hướng yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với bên nợ.

Về nghĩa vụ nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản, pháp luật quy định các cá nhân sau có nghĩa vụ nộp đơn mở thủ tục phá sản để Tòa án xem xét nhằm đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ, cụ thể:

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
  • Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định;
  • Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

3. Doanh nghiệp được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nào sau khi đã mở thủ tục phá sản?

Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ là một bước đầu tiên để Tòa án xem xét tình trạng hoạt động của doanh nghiệp. Tòa án sẽ tiến hành các bước cần thiết để tập hợp các chủ nợ tại Hội nghị chủ nợ, thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh. Xuất phát từ hậu quả pháp lý nặng nề khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, bởi sẽ kéo theo hàng loạt các chủ nợ khác rơi vào tình trạng không thu hồi được nợ, và đôi khi sẽ là gián tiếp dẫn đến tình trạng chính các chủ nợ sẽ là bên phải giải thể, hay bên tiếp theo bị mất khả năng thanh toán. Chính vì vậy ngay cả khi đã mở thủ tục phá sản thì pháp luật vẫn cho phép doanh nghiệp được thực hiện các hoạt động kinh doanh bình thường nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Bên cạnh việc được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ  bị cấm thực hiện một số hoạt động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cụ thể:

Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản; Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp; Từ bỏ quyền đòi nợ; Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp doanh nghiệp vẫn thực hiện thì các giao dịch sẽ bị xem là vô hiệu.

Thời gian viết bài: 27/07/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN









    error: Content is protected !!