Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Mua Cổ Phần, Vốn Góp Tại Việt Nam

Ngày cập nhật: March 14 , 2023

Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Mua Cổ Phần, Vốn Góp Tại Việt Nam

Trong quá trình lên kế hoạch cho việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Nhà đầu tư chắc hẳn sẽ có một số vướng mắc liên quan đến ngành nghề, vốn, địa điểm và hình thức đầu tư. Trong đó có lẽ hình thức đầu tư nào mà pháp luật Việt Nam cho phép, cũng như hình thức nào phù hợp với nhu cầu của Nhà đầu tư sẽ là điều mà mà Nhà Đầu tư boăn khoăn nhất.

Nhà Đầu Tư Nước Ngoài Mua Cổ Phần, Vốn Góp Tại Việt Nam

Hai hình thức đầu tư chính hiện nay mà các Nhà đầu tư thường lựa chọn là đầu tư trực tiếp bằng việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và hình thức đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phần, vốn góp tại một doanh nghiệp bất kỳ tại Việt Nam. Tại bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến Nhà đầu tư những thông tin cần thiết liên quan đến hình thức đầu tư gián tiếp, với hi vọng Nhà đầu tư sẽ tự mình dự liệu được những việc Nhà đầu tư cần làm khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức này.

1. Đầu tư gián tiếp thường được Nhà đầu tư lựa chọn khi nào?

Với hình thức mua vốn góp, cổ phần, Nhà đầu tư sẽ nhận chuyển nhượng vốn, cổ phần từ thành viên, cổ đông bất kỳ trong doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam, để kết quả cuối cùng là Nhà đầu tư trở thành thành viên, cổ đông của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Nhà đầu tư thường lựa chọn hình thức này trong một số trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng 1 phần vốn góp, cổ phần trong công ty tại Việt Nam mà không phải toàn bộ. Theo đó Nhà đầu tư chỉ mong muốn trở thành cổ đông, thành viên trong công ty tại Việt Nam và cùng với các cổ đông, thành viên khác trong công ty điều hành và thực hiện các hoạt động kinh doanh;
  • Nhà đầu tư mua lại, nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, vốn góp trong một doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông qua đó Nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tại Việt Nam, mọi vấn đề về kế hoạch kinh doanh, điều hành, nhân sự … sẽ do duy nhất Nhà Đầu tư quyết định;
  • Quá trình đầu tư trực tiếp mất nhiều thời gian, đặc biệt một số ngành nghề mà Việt Nam chưa có cam kết thì sẽ cần hỏi ý kiến các cơ quan chuyên môn, điều này dẫn đến quá trình hoàn tất thủ tục đầu tư có thể kéo dài hơn 2-3 tháng. Việc kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Chính vì vậy một số nhà đầu tư lựa chọn hình thức thành lập công ty 100% vốn Việt Nam do một đối tác, cộng sự của Nhà đầu tư đứng ra đại diện thành lập trước. Bước tiếp theo là sẽ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp, cổ phần cho chính Nhà đầu tư nước ngoài.

Vấn đề đặt ra, khi lựa chọn theo hình thức đầu tư gián tiếp thì quá trình nhận chuyển nhượng vốn, mua lại cổ phần có cần hỏi ý kiến các cơ quan chuyên môn đối với ngành nghề chưa cam kết tại biểu WTO hay không? Câu trả lời đó là quy trình trên sẽ vẫn phải thực hiện tương tự mà không có bất kỳ ngoại lệ nào.

Tuy nhiên một số nhà đầu tư vẫn lựa chọn hình thức này bởi nhà đầu tư cần thời gian để chuẩn bị một số hạng mục trong kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam. Chính vì vậy, họ chấp nhận để đối tác của mình đại diện thành lập công ty, và họ sẽ tham gia sau khi đã nhận được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền cho phép họ góp vốn, mua cổ phần.

2. Nhà đầu tư cần lưu ý gì?

Ngoại trừ trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài để cho cộng sự của mình đại diện đứng ra thành lập doanh nghiệp, các trường hợp còn lại gồm: nhận chuyển nhượng, mua lại 1 phần hoặc toàn bộ vốn góp, cổ phần trong một doanh nghiệp đã hiện diện tại Việt Nam, thì nhà đầu tư cần lưu ý:

Đánh giá lại ngành nghề kinh doanh: đây là công việc bắt buộc mà Nhà đầu tư cần thực hiện trong trường hợp Nhà đầu mua lại cổ phần, vốn góp trong một công 100% vốn Việt Nam. Bởi khi doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tiếp nhận Nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp này sẽ được xem là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Các hạn chế về ngành nghề sẽ vẫn áp dụng, chính vì vậy Nhà đầu tư cần xác định các ngành nghề nào Việt Nam chưa cam kết với Nhà đầu tư nước ngoài, điều kiện kèm theo là gì, dựa trên cơ sở đó Nhà đầu tư đánh giá được khả năng tham gia, mức độ khó khăn của thủ tục cũng như thời gian để thực hiện là bao lâu.

Đánh giá tình trạng của bên chuyển nhượng vốn, bên bán lại cổ phần cho Nhà đầu tư: Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng vốn, mua lại cổ phần sẽ là bên kế thừa các quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng vốn, cổ phần. Chính vì vậy, Nhà đầu tư cần rà soát, kiểm tra lại sự tuân thủ của doanh nghiệp, của bên chuyển nhượng để loại trừ hay hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro cho chính Nhà đầu tư.

Hình thức đầu tư gián tiếp này cũng là một trong các hình thức mà khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn, tuy nhiên, cũng như các hình thức đầu tư khác, Nhà đầu tư cần xem xét một cách cẩn trọng đối tác chuyển nhượng vốn, tình hình tài chính cũng như sự tuân thủ của doanh nghiệp Việt Nam. Nhà đầu tư nên xây dựng được cho mình một lộ trình thực hiện các bước đầu tư một cách chi tiết nhất. Bởi việc đánh giá được tổng quan quá trình đầu tư ngay từ thời điểm ban đầu, Nhà đầu tư sẽ kiểm soát được các vấn đề về thời gian thực hiện, các loại tài liệu cần chuẩn bị, chi phí tương ứng…

Tiếp nối chủ đề về đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, tại bài viết tiếp theo CDLAF sẽ chia sẻ đến bạn các bước và danh mục hồ sơ kèm theo đối với thủ tục đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.

Thời gian viết bài: 12/03/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN