Nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động kinh doanh ăn uống (F&B) tại Việt Nam

Ngày cập nhật: August 23 , 2023

Nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động kinh doanh ăn uống (F&B) tại Việt Nam

Nhịp sống đô thị tại Việt Nam đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết với sự xuất hiện của các trung tâm thương mại, nhà hàng, quán café, và các điểm dịch vụ ẩm thực độc đáo. Trong bối cảnh này, ngành công nghiệp ăn uống (F&B) đang trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và là một lĩnh vực hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam, với vẻ đẹp văn hóa đa dạng và nguồn nguyên liệu tươi ngon, đã thu hút một lượng ngày càng tăng của các nhà đầu tư quốc tế tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong ngành F&B.

Source: Pexcel

Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực F&B không chỉ đòi hỏi sự khéo léo trong việc lựa chọn món ăn và thiết kế không gian, mà còn cần sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và đặc biệt là Pháp lý đầu tư tại Việt Nam. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các thủ tục mà nhà đầu tư nước ngoài cần chú ý khi có nhu cầu kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam.

1. Thành lập doanh nghiệp hoặc mua lại cổ phần, vốn góp

Đây được xem là bước đầu tiên để nhà đầu tư nước ngoài chính thức tham gia vào thị trường kinh doanh tại Việt Nam. Hiện nay dịch vụ ăn uống mở cửa hoàn toàn đối với nhà đầu tư nước ngoài, chính vì vậy nhà đầu tư nước ngoài được quyền cung cấp dịch vụ ăn uống như quán café, nhà hàng với các điều kiện tương tự như các nhà đầu tư trong nước. Để thực hiện kinh doanh dịchh vụ ăn uống tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có 02 lựa chọn bao gồm:

  • Thành lập mới doanh nghiệp. Trong trường hợp này, Nhà đầu tư sẽ cần thực hiện thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc
  • Mua lại cổ phần, vốn góp từ một doanh nghiệp Việt Nam đã được thành lập trước đó. Nhà đầu tư được quyền mua lại một phần hoặc toàn bộ tùy thuộc vốn góp, cổ phần. Trong trường hợp này, Nhà đầu tư sẽ cần thực hiện thủ tục (i) xin chấp thuận mua cổ phần, vốn góp và (ii) thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý rằng mỗi hình thức hiện diện thương mại sẽ có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, cũng như có một số vấn đề mà nhà đầu tư cần lưu ý như: địa điểm làm trụ sở, kế thừa nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ…

2. Xin cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Đây là bước tiếp theo mà nhà đầu tư cần thực hiện sau khi nội dung công việc tại Mục 1 nêu trên hoàn tất. Theo đó có thể hiểu đơn giản rằng Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến ăn uống, thực phẩm, nhằm xác định doanh nghiệp đó đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm hay chưa. Tùy thuộc vào mức độ, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ăn uống mà mức độ hồ sơ sẽ phức tạp tương ứng, cũng như quy định pháp luật cũng sẽ khắt khe hơn đối với mỗi mô hình kinh doanh khác nhau.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thông thường sẽ gồm các tài liệu cơ bản như: Đơn đề nghị, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Bản vẽ sơ đồ mặt bằng, Sơ đồ quy trình chế biến – bảo quản – bày bán – đóng gói, hồ sơ về cơ sở vật chất, nhân sự, kết quả kiểm định nguồn nước…

Phía cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét nơi bày bán, chế biến, dụng cụ, nhân sự thực hiện, các yếu tố về nguồn nước, ánh sáng, xử lý chất thải, vệ sinh xung quanh, quy trình đóng gói… để xác định doanh nghiệp có đang đáp ứng được các điều kkiện để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh hay không. Doanh nghiệp sẽ không được phép thực hiện các dịch vụ ăn uống khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Xác nhận đáp ứng điều kiện về Phòng cháy và chữa cháy

Bên cạnh việc doanh nghiệp cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm thì việc doanh nghiệp đáp ứng điều kiện về phòng cháy và chữa cháy cũng là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đó được tiến hành hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tùy thuộc vào quy mô, phạm vi thực hiện hoạt động dịch vụ ăn uống mà doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện như:

  • Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
  • Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
  • Và một số điều kiện khác tùy theo từng trường hợp.

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau khám phá về sự quan trọng của việc tuân thủ pháp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài và hoạt động kinh doanh ăn uống. Chúng ta đã thấy rằng việc nắm vững các quy định pháp lý không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và doanh nghiệp, mà còn đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng.

Thời gian viết bài: 22/08/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN