Những quy định mới nhất về khoản vay nước ngoài năm 2023

Ngày cập nhật: August 21 , 2023

Những quy định mới nhất về khoản vay nước ngoài năm 2023

Nhu cầu vay vốn nước ngoài tại các doanh nghiệp (trong đó có cả các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam) trong những năm gần đây gia tăng khá nhanh, đây cũng là một xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp vực dậy sau những khó khăn từ nền kinh tế trong thời gian vừa qua. Để quy định pháp luật có thể điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh thực tế từ doanh nghiệp, Thông tư 08/2023/TT-NHH đã được ban hành và có hiệu lực từ 15.08.2023, và thay thế cho các quy định cũ trước đây của TT 12/2014/TT-NHNN.

Source: pexels-sam

Thông tư 08 đã quy định rõ ràng hơn một số điều khoản liên quan đến khoản vay vốn nước ngoài và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những quy định nổi bật.

1. Khoản vay bằng đồng Việt Nam

Thông tư mới đã giải thích rõ ràng hơn cho trường hợp đồng tiền mà các bên lựa chọn khi xác lập hợp đồng vay là đồng Việt Nam, theo đó Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được rút vốn vào tài khoản vay, trả nợ nước ngoài hoặc nghĩa vụ trả nợ được các bên xác định bằng đồng Việt Nam. Trong đó, riêng đối với nghĩa vụ nợ của khoản vay sẽ được hiểu là việc khoản vay được rút vốn vay bằng ngoại tệ nhưng giá trị nhận nợ theo thỏa thuận vay nước ngoài được ghi nhận bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán ngoại tệ được niêm yết bởi tổ chức tín dụng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay.

2. Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Đây là nội dung mới của Thông tư 08. Theo đó, Thông tư 08 quy định bên đi vay nước ngoài được thực hiện vay dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm sẽ không phải tuân thủ các điều kiện về khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ hay đồng Việt Nam. Bên đi vay nước ngoài sẽ chịu trách nhiệm tuân thủ quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài

Quy định cũ trước đây đề cập đến chung đến phương án sản xuất kinh doanh để chứng minh cho mục đích vay vốn cũng như kế hoạch vay, trả nợ của bên đi vay, dựa vào phương án này phía Ngân hàng nhà nước xem xét chấp thuận hay từ chối hồ sơ đăng ký khoản vay của doanh nghiệp đối với khoản vay trung và dài hạn.

Hiện nay, thông tư mới đã quy định rõ việc bên đi vay phải chuẩn bị tài liệu có tên gọi Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài. Theo đó phương án sử dụng vốn vay nước ngoài là kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay nước ngoài, trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý của bên đi vay. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật hợp tác xã, điều lệ của bên đi vay và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung cơ bản của phương án sử dụng vốn vay nước ngoài sẽ gồm:

  • Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, địa chỉ, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương, phạm vi ngành nghề sản xuất, kinh doanh hợp pháp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay;
  • Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;
  • Mục đích và quy mô vay nước ngoài;
  • Thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự án khác sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc phạm vi hoạt động hợp pháp của bên đi vay;
  • Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài; Bảng kê nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài (sau đây gọi là bảng kê nhu cầu sử dụng vốn) được lập theo mẫu quy định. Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: quy mô vốn tổng thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ cấu nguồn vốn; quy mô vốn vay nước ngoài; các chi phí dự kiến được thanh toán từ nguồn vốn vay trung, dài hạn nước ngoài;
  • Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài (nếu có);
  • Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt; Các nội dung khác (nếu có).

4. Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài

Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài (sau đây gọi là “Phương án cơ cấu nợ”) là tổng hợp các thông tin về việc sử dụng vốn vay nước ngoài mới để trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu hợp pháp. Phương án cơ cấu nợ của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Phương án cơ cấu nợ bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin về bên đi vay nước ngoài;
  • Thông tin về khoản vay và dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, mục đích vay, tình hình rút vốn, trả nợ, dư nợ của khoản vay tại thời điểm lập Phương án cơ cấu nợ, giá trị dự kiến cơ cấu, mã số khoản vay (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay trung, dài hạn), bảng kê việc sử dụng vốn vay ngắn hạn của khoản vay nước ngoài hiện hữu (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay ngắn hạn);
  • Thông tin về khoản vay nước ngoài mới: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch thanh toán dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu;
  • Thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu nợ: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt.

5. Giới hạn vay nước ngoài

Trước đây, các nội dung liên quan đến giới hạn vay của bên đi vay nước ngoài được quy định rải rác tại nhiều văn bản cũng như chưa được giải thích rõ ràng, gây khó khăn cho bên đi vay. Để giải quyết vấn đề này, Thông tư 08 đã quy định cụ thể về việc bên đi vay được vay tiền từ nước ngoài ở mức độ nào, cụ thể:

Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư, thì bên đi vay sẽ được vay vốn trong giới hạn như sau:

  • Số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư;
  • Trong đó, giới hạn vay vốn của dự án đầu tư là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay, thì bên đi vay sẽ được vay vốn trong giới hạn như sau:

Số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay, số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.

Việc hiểu đúng về từng loại khoản vay, mục đích vay vốn sẽ giúp doanh nghiệp xác định chính xác các thủ tục cần làm, các bước cần thực hiện, tránh mất nhiều thời gian thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài. Đối với khoản vay ngắn hạn, bên đi vay cần theo dõi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn hoặc thực hiện thủ tục để chuyển thành khoản vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, một điều mà hầu như bên đi vay thường sẽ không để ý đến đó là nghĩa vụ báo cáo khoản vay. Đây là nghĩa vụ bắt buộc, chính vì vậy để tránh bị áp dụng các khoản phạt vi phạm cũng như thuận lợi trong việc gia hạn hay đăng ký khoản vay mới, bên đi vay cần tuân thủ nghĩa vụ báo cáo cho phía Ngân hàng nhà nước.

Thời gian viết bài: 21/08/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN









    error: Content is protected !!