Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam (Phần 1)
Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh rất phổ biến tại các thị trường nước ngoài. Tại Việt Nam, hoạt động nhượng quyền phát triển khá mạnh trong các lĩnh vực thực phẩm, nhà hàng, ăn uống và gần đây là lĩnh vực giáo dục, giải trí. Thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại, bên Nhận nhượng quyền có quyền được sử dụng một cách hợp pháp từ quy trình, nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh… từ bên Nhượng quyền. Tuy nhiên khác biệt với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước, hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam được quản lý khá chặt chẽ và bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Nhượng quyền thương mại hiểu theo pháp luật Việt Nam
Theo pháp luật thương mại Việt Nam thì nhượng quyền là hoạt động thương mại, mà thông qua hoạt động đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền được quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện mà hai bên đã thống nhất, cụ thể:
- Hoạt động của bên nhận quyền bao gồm mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ đều phải được tiến hành theo đúng cách thức mà bên nhượng quyền đã quy định. Bên nhận nhượng quyền sẽ được phép gắn nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, sử dụng bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, quảng cáo … của bên nhượng quyền.
- Tuy nhiên để đảm bảo rằng bên nhận nhượng quyền không đang đi ngược lại với những gì đã thỏa thuận gây ảnh hưởng đến thương hiệu bên nhượng quyền, thì pháp luật cho phép bên nhượng quyền có quyền kiểm soát bên nhận nhượng quyền trong suốt quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Đối tượng được nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam
Hoạt động nhượng quyền thương mại hay được hiểu là dịch vụ nhượng quyền thương mại hiện được ghi nhận mã CPC 8929 tại Biểu cam kết WTO. Theo ghi nhận tại biểu cam kết WTO thì hiện tại Việt Nam đã mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài (bên nhượng quyền) thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam. Trước năm 2009, tại biểu cam kết WTO, Việt Nam vẫn duy trì sự hạn chế đối với ngành dịch vụ này, theo đó để thực hiện nhượng quyền thương mại vào Việt Nam thì Nhà đầu tư phải thành lập liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam trong đó tỉ lệ vốn nước ngoài không được vượt quá 49%.
3. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền
Để thực hiện được hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam thì bên nhượng quyền nước ngoài cần đảm báo đáp ứng các điều kiện:
- Hệ thống kinh doanh dự kiến nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm;
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Công thương.
Đối với bên nhận quyền, hiện pháp luật Việt Nam không đặt ra các điều kiện riêng cho bên nhận quyền. Do đó, có thể hiểu rằng phía bên doanh nghiệp tại Việt Nam – bên nhận quyền được thành lập một cách hợp pháp thì được phép tham gia vào hoạt động nhượng quyền.
Đây là những điều kiện cơ bản nhất, tuy nhiên trên thực tế khi thực hiện bước đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, tùy từng trường hợp cụ thể mà phía Bộ Công thương sẽ yêu cầu các bên cung cấp các tài liệu để chứng minh về quyền sở hữu trí tuệ, năng lực tài chính của bên nhượng quyền…
4. Xử lý vi phạm đối với hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Các bên tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
- Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
- Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
- Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
- Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
- Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
- Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện được quản lý khá chặt chẽ, chính vì vậy ngay trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào tại Việt Nam, phía bên nhượng quyền thương mại và bên nhận nhượng quyền cần có sự khảo sát và đánh giá khả năng đăng ký được mô hình nhượng quyền đó tại Việt Nam hay không. Tại bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các vấn đề xoay quanh hợp đồng nhượng quyền và quy trình thủ tục để có thể đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam.
Thời gian viết bài: 15/03/2023
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn.
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Các báo cáo mà nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện trong năm 2023
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 1)
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 2)
- Trình tự, thủ tục góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp tại Việt Nam
- Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản đầu tư trực tiếp
- Làm gì để tránh rủi ro khi thuê trụ sở hoạt động tại Việt Nam
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 2)
- Các bước để nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam