Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam (Phần 2)

Ngày cập nhật: March 21 , 2023

Nhượng Quyền Thương Mại Tại Việt Nam (Phần 2)

Tại bài viết trước chúng tôi đã cung cấp đến bạn các điều kiện ban đầu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền cần phải đáp ứng để có thể thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại vào Việt Nam. Sau khi đã xác định được điều kiện mà các bên cần đáp ứng thì các bên cần chuẩn bị những tài liệu gì và trình tự thủ tục để đăng ký nhượng quyền thương mại tại Việt Nam như thế nào?, bài viết dưới đây sẽ giúp các bên tìm được câu trả lời phù hợp.

Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

1. Danh mục hồ sơ mà Bên nhượng quyền và Bên nhận nhượng quyền cần chuẩn bị

Để được phép thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thì các bên cần chuẩn bị các tài liệu dưới đây :

  • Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu được quy định tại văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại;
  • Hợp đồng mẫu về nhượng quyền thương mại, đây là hợp đồng mẫu mà bên nhượng quyền dự định sẽ sử dụng để triển khai hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Hợp đồng này sẽ cần có đầy đủ các điều khoản mà pháp luật Việt Nam quy định một hợp đồng mẫu phải có. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ xem xét các điều khoản của hợp đồng mẫu để đảm bảo các nội dung quy định tại Hợp đồng này là phù hợp quy định;
  • Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, lưu ý rằng mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về lập và ký văn bản báo cáo tài chính. Chính vì vậy các bên tham gia nhượng quyền thương mại cần đảm bảo rằng văn bản báo cáo tài chính dự kiến cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền, là phù hợp với yêu cầu từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các bên cũng cần lưu ý về thời điểm báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập, để cân đối được thời gian thực hiện thủ tục đăng ký cũng như chuẩn bị hồ sơ;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của bên nhượng quyền nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ. Bên nhượng quyền và nhận quyền thương mại cũng cần lưu ý về phạm vi bảo hộ ( đăng ký bảo hộ theo pháp luật Việt Nam hay bảo hộ theo hệ thống Madrid) để chuẩn bị thêm một số tài liệu riêng hoặc có giải trình với cơ quan có thẩm quyền;
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp.

2. Nộp hồ sơ tại bộ Công thương

Bên nhượng quyền sau khi đã đánh giá được khả năng thành công của hoạt động nhượng quyền dự kiến thực hiện tại Việt Nam, thì cần chuẩn bị bộ hồ sơ theo các tài liệu nêu trên và thực hiện bước đăng ký nhượng quyền thương mại tại Bộ Công thương. Trình tự nộp và xử lý sẽ được thực hiện như sau:

  • Nộp bộ hồ sơ đầy đủ tại Bộ Công thương, hình thức nộp là trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh hoặc hình thức khác theo quy định của phía Bộ Công thương tại thời điểm nộp hồ sơ;
  • Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cơ quan đăng ký phải ghi giấy biên nhận. Giấy biên nhận hồ sơ được lập thành 03 bản, 01 bản giao cho bên thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và 02 bản lưu tại cơ quan đăng ký;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó;
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

Hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay khá phát triển tại Việt Nam và thực tế thủ tục cũng không quá phức tạp và mất nhiều thời gian. Về phía nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền trước khi thực hiện hoạt động nhượng quyền, thì nên lên kế hoạch và có đánh sự cụ thể về các điều kiện, khả năng đáp ứng cũng như thời gian cần hoàn tất. Điều này sẽ là một trong các yếu tố mang đến sự thành công cho kế hoạch nhượng quyền của các bên.

Thời gian viết bài: 17/03/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn.

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN