Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định mới nhất
Trong bối cảnh sự phát triển không ngừng của thị trường và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc bảo vệ nhãn hiệu đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo sự bền vững cho các doanh nghiệp. Hiện nay, việc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những điểm mới nhất trong quy định về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời tìm hiểu tại sao việc tuân thủ quy trình này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp
1. Vì sao doanh nghiệp cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là chìa khóa để bước vào thế giới kinh doanh với sự tự tin và an tâm, chính vì vậy việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay từ khi hình thành nhãn hiệu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp, điển hình như:
- Thời gian để nhận được văn bằng bảo hộ là khá dài, tuy nhiên quyền ưu tiên xem xét tư cách chủ sở hữu sẽ tính từ thời điểm nộp đơn đăng ký;
- Tạo ra cơ chế bảo vệ cho nhãn hiệu, tránh trường hợp bên khác sử dụng nhãn hiệu trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của doanh nghiệp;
- Nâng cao giá trị của doanh nghiệp khi tiến hành các giao dịch mua bán vốn, cổ phần, bởi nhãn hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp;
- Tham gia vào các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam hay trên thế giới bởi doanh nghiệp phải chứng minh có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu gắn liền hàng hóa bày bán.
- Tránh thiệt hại khi đối thủ đã đăng ký bảo hộ trước đối với nhãn hiệu của bạn và trong trường hợp này bạn buộc phải ngưng sử dụng nhãn hiệu. Bên đã đăng ký bảo hộ trước đối với nhãn hiệu có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền như Hải quan, quản lý thị trường, Tòa án áp dụng các chế tài đối với bạn.
2. Danh mục tài liệu cần chuẩn bị để đăng ký nhãn hiệu
Để đăng ký nhãn hiệu thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà danh mục hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có sự khác biệt, tuy nhiên nhìn chung sẽ gồm những tài liệu cơ bản sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu được trình bày theo đúng quy cách được hướng dẫn bởi Cục SHTT;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Mẫu nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu sẽ phải giống hình ảnh nhãn hiệu dán trên tờ khai đăng ký về cả màu sắc lẫn kích thước;
- Danh mục các sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng muốn đăng ký nhãn hiệu;
- Lập văn bản ủy quyền cho CDLAF;
- Một số tài liệu khác theo từng trường hợp cụ thể như: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận; Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu; Bản đồ khu vực địa lý; Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt; Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác…
3. Trình tự các bước cần thực hiện
Để thực hiện đăng ký nhãn hiệu, phía doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:
Bước 1. Nộp Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Việc nộp đơn có thể nộp trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại các điểm tiếp nhận đơn của Cục SHTT.
Bước 2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định hình thức là khoảng 02 tháng tính từ thời điểm nộp đơn. Sau khi có quyết định chấp thuận hình thức thức thì đơn sẽ được công bố trên trang web của Cục SHTT.
Bước 3. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định nội dung thông thường là 09 -12 tháng tuy nhiên trên thực tế thời gian này sẽ dài hơn.
Bước 4. Nhận thông báo cấp văn bằng bảo hộ
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định cấp văn bằng, nội dung thông báo sẽ thông tin về số tiền lệ phí phải nộp hoặc thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Bước 5. Nộp lệ phí
Đối với trường hợp có thông báo cấp văn bằng bảo hộ thì doanh nghiệp tiến hành nộp lệ phí đủ và đúng hạn để được nhận văn bẳng bảo hộ;
Hoặc có văn bản phản hồi lại thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ của Cục SHTT nếu doanh nghiệp thuộc trường hợp bị từ chối.
Tóm lại, việc thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định mới nhất không chỉ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà còn thể hiện tầm quan trọng của sự sáng tạo, đổi mới và bảo vệ trí tuệ trong môi trường kinh doanh ngày nay. Đây là sự đầu tư mang lại giá trị kéo dài và góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại hiện nay và tương lai.
Thời gian viết bài: 23/08/2023
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Hướng dẫn tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông đúng luật (Phần 1)
- Triệu tập và tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường đúng luật
- Hướng dẫn tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông đúng luật (Phần 2)
- Hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ tư vấn cá nhân
- Chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài
- Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi sa thải người lao động
- Các điều kiện mà nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam
- Mở thủ tục phá sản, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp và chủ nợ
- Công ty mẹ, Công ty con và những điều cần lưu ý
- Những quy định mới nhất về khoản vay nước ngoài 2023