Tổng hợp quy định pháp lý mới nhất của trang thông tin điện tử tổng hợp
Trong thời đại công nghệ số, trang thông tin điện tử tổng hợp đã trở thành công cụ quan trọng, không chỉ giúp tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác mà còn đóng vai trò kết nối hiệu quả với cộng đồng. Tuy nhiên, việc thành lập và duy trì hoạt động của loại hình này đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm và an toàn thông tin. Với sự ra đời của Nghị định 147/2024/NĐ-CP, các quy định mới đã thiết lập những tiêu chuẩn cụ thể, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để quản lý hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những yêu cầu pháp lý quan trọng và cách duy trì hoạt động hiệu quả theo quy định mới nhất.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp là bước quan trọng và bắt buộc theo quy định của Nghị định 147/2024/NĐ-CP. Hồ sơ này không chỉ thể hiện sự tuân thủ pháp luật mà còn là cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá tính hợp lệ và năng lực của tổ chức, doanh nghiệp muốn thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Dưới đây là các thành phần cụ thể của hồ sơ, được quy định rõ ràng để đảm bảo quá trình cấp phép minh bạch và hiệu quả:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp;
- Bản sao hợp lệ (bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao chứng thực điện tử hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc) một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập; Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể);
- Đề án hoạt động có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép; bao gồm các nội dung chính: Mục đích cung cấp thông tin, nội dung thông tin, các chuyên mục dự kiến, nguồn tin, bản in trang chủ và các trang chuyên mục chính; phương án nhân sự, kỹ thuật, quản lý nội dung, thông tin bảo đảm hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với các quy định; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam; trường hợp liên kết với cơ quan báo chí để sản xuất nội dung cần nêu rõ tỷ lệ tin bài liên kết, cơ chế hợp tác, sản xuất, biên tập, cơ chế kiểm duyệt tin bài, đăng phát trên trang thông tin điện tử tổng hợp;
- Bản in/bản scan màu (nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính) hoặc bản chụp (nộp qua dịch vụ công trực tuyến) giao diện trang chủ và các trang chuyên mục chính; trang chủ phải có đầy đủ thông tin dự kiến theo quy định;
- Bản sao hợp lệ (bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao chứng thực điện tử hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc) văn bản thỏa thuận hợp tác nguồn tin giữa trang thông tin điện tử tổng hợp và cơ quan báo chí cần có các thông tin cơ bản sau: Thời hạn thỏa thuận; phạm vi nội dung được dẫn lại; trách nhiệm quản lý nội dung, thông tin mỗi bên (cơ quan báo chí có trách nhiệm thông báo cho trang thông tin điện tử tổng hợp để kịp thời cập nhật thông tin đã sửa đổi);
- Đối với văn bản thỏa thuận hợp tác để liên kết sản xuất nội dung giữa trang thông tin điện tử tổng hợp với cơ quan báo chí phải ghi rõ: Cơ chế hợp tác sản xuất tin bài, cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về nội dung các tin bài trong phạm vi liên kết; lĩnh vực hợp tác sản xuất nội dung và cam kết tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
2. Quy trình, thủ tục cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Nộp hồ sơ yêu cầu cấp phép, Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Hồ sơ sẽ được gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Doanh nghiệp cũng có thể nộp trực tuyến qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan cấp phép. Trong trường hợp này, hồ sơ phải kèm theo chữ ký số theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.
Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ thực hiện các bước: (i) Cấp giấy phép kèm theo đoạn mã xác thực, Hình thức gửi mã xác thực sẽ là đoạn mã biểu tượng được gửi qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép. (ii) Trường hợp từ chối cấp phép, cơ quan thẩm quyền phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do từ chối.
Thẩm định hồ sơ của các cơ quan báo chí địa phương, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông phải (i) tiến hành thẩm định hồ sơ và (ii) Chuyển hồ sơ kèm văn bản đề nghị cấp phép đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) để xem xét cấp phép. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Sở Thông tin và Truyền thông địa phương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối.
Gắn đoạn mã xác thực trên nền tảng dịch vụ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải gắn đoạn mã đã được cấp vào phần mô tả dịch vụ trên kho ứng dụng (nếu có) và trên trang thông tin điện tử tổng hợp.
Quy trình cấp phép được thiết kế với các bước cụ thể, yêu cầu rõ ràng nhằm đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật. Thời hạn xử lý hồ sơ được quy định nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý và tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo kiểm soát tốt nội dung thông tin trên không gian mạng
3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Thiết lập và cung cấp thông tin theo quy định pháp luật, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với các quy định pháp luật, đặc biệt về nội dung được phép cung cấp. Bên cạnh đó các thông tin được tổng hợp phải rõ ràng về nguồn gốc, chính xác và tuân thủ quy định về bản quyền.
Lưu trữ dữ liệu và hỗ trợ cơ quan chức năng, đối với hạ tầng thì ít nhất một hệ thống máy chủ phải đặt tại Việt Nam. Điều này giúp bảo đảm khả năng kiểm soát và giám sát bởi các cơ quan chức năng trong việc lưu trữ, cung cấp thông tin. Máy chủ này cũng phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra khi cần, đồng thời là công cụ giải quyết khiếu nại từ người dùng.
Quản lý nội dung và thông tin tổng hợp, các trang thông tin điện tử tổng hợp phải xây dựng quy trình quản lý chặt chẽ để theo dõi, cập nhật và điều chỉnh nội dung tổng hợp khi có thay đổi từ nguồn gốc.
Kiểm soát và xử lý nội dung vi phạm, quy định thời hạn tối đa 24 giờ để loại bỏ các nội dung vi phạm sau khi nhận được yêu cầu từ các cơ quan có thẩm quyền hoặc tự phát hiện. Phạm vi kiểm soát sẽ bao gồm cả nội dung, dịch vụ và ứng dụng vi phạm Luật An ninh mạng. Đối với biện pháp xử lý khiếu nại, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp phù hợp để xử lý khiếu nại liên quan đến sở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên.
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, doanh nghiệp phải triển khai các giải pháp bảo vệ trẻ em, tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em. Điều này bao gồm việc kiểm soát nội dung và dịch vụ trên nền tảng để ngăn chặn các tác động tiêu cực đến trẻ em.
Kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan có thẩm quyền, kết nối với hệ thống giám sát để theo dõi việc đăng tải nội dung và thống kê lượng truy cập. Đây là biện pháp giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm tra tính minh bạch và kiểm soát thông tin trên các trang thông tin điện tử tổng hợp.
Báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra, Doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo hoạt động theo quy định. Các trang thông tin điện tử tổng hợp luôn chịu sự thanh tra, kiểm tra từ các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tuân thủ pháp luật và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời.
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, các cơ quan có thẩm quyền cùng với các quy định pháp luật mới đang ngày càng siết chặt hoạt động của các trang thông tin nhằm tạo ra môi trường lành mạnh và an toàn trên nền tảng số. Chính vì vậy, các doanh nghiệp quản lý các trang thông tin điện tử tổng hợp cần định kỳ soát xét lại nội dung, cơ sở hạ tầng cũng như phạm vi hoạt động của trang để đảm bảo rằng trang thông tin vẫn đang được vận hành theo đúng quy định hiện hành.
Thời gian viết bài: 05/12/2024
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Tóm tắt các nghĩa vụ thuế cho Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân theo dự thảo luật mới,doanh nghiệp cần chú ý
- Nhà đầu tư mua lại doanh nghiệp và các rủi ro tài chính cần biết