Ưu đãi thuế khi kinh doanh dịch vụ, sản phẩm phần mềm tại Việt Nam
Chuyển đổi công nghệ số đang là mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến, nếu trước kia chỉ tập trung trong các doanh nghiệp về sản xuất, thương mại điện tử thì hiện nay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, dịch vụ cũng đang áp dụng một cách triệt để công nghệ số vào hoạt động của doanh nghiệp. Chính xu hướng này cùng với các chính sách ưu đãi của Chính phủ Việt Nam đối với lĩnh vực phần mềm đã thu hút nhiều nhà đầu tư lựa chọn Việt Nam là điểm đến.
Bài viết dưới đây sẽ giúp Nhà đầu tư nước ngoài xác định được các thuận lợi về thuế, mà Nhà đầu tư có thể nhận được khi hoạt động trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam.
1. Ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài có dự án đầu tư tại Việt Nam (dự án đầu tư mới) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm sẽ được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế TNDN là 10% trong thời gian 15 năm kể từ ngày dự án đó có doanh thu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được miễn thuế 04 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư và giảm 50% số thuế phải nộp (áp dụng mức thuế suất 10%) tối đa không quá 9 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
Ví dụ: Năm 2014, doanh nghiệp A có dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm, nếu năm 2014 doanh nghiệp A đã có thu nhập chịu thuế từ dự án sản xuất sản phẩm phần mềm thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2014. Trường hợp dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm phần mềm của doanh nghiệp A phát sinh doanh thu từ năm 2014, đến năm 2016 dự án đầu tư mới của doanh nghiệp A vẫn chưa có thu nhập chịu thuế thì thời gian miễn giảm thuế được tính liên tục kể từ năm 2017.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định nêu trên được tính từ năm được cấp Giấy chứng nhận công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
2. Thuế Giá trị gia tăng đối với dịch vụ, sản phẩm phần mềm
Hiện nay thuế suất thuế giá trị gia tăng đang áp dụng 10%, 5% tùy từng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, vì vậy trên các hóa đơn GTGT thông tin thuế suất sẽ không được thể hiện.
Trên thực tế, nghĩa vụ về thuế mà cụ thể là số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp luôn là điều mà các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm thì phần nghĩa vụ thuế đang được hưởng nhiều ưu đãi. Điều này gikusp doanh nghiệp giảm được các gánh nặng về chi phí.
3. Nhà đầu tư cần lưu ý gì
Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.
Thời gian viết bài: 14/03/2023
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Các báo cáo mà nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện trong năm 2023
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 1)
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 2)
- Trình tự, thủ tục góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp tại Việt Nam
- Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản đầu tư trực tiếp
- Làm gì để tránh rủi ro khi thuê trụ sở hoạt động tại Việt Nam
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 1)
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 2)
- Các bước để nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam