5 Bước Nhà đầu tư cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Ngày cập nhật: February 16 , 2023

5 Bước Nhà đầu tư cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực tế không quá phức tạp nếu Nhà đầu tư nắm rõ được các bước cần thực hiện cũng như trình tự của các bước.

5 Bước Nhà đầu tư cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

1. Khảo sát

Đây được xem là bước ban đầu và chúng tôi cho rằng cần thiết, bởi bước này giúp Nhà đầu tư thu thập được các thông tin cần thiết về ngành nghề, địa điểm, mức độ khó khăn của thủ tục, thời gian dự kiến để nhận giấy phép …Dựa trên các thông tin thu thập được, Nhà đầu tư có được một đánh giá tổng quan nhất về điều kiện để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định được chính xác thời gian, chi phí cần có để hoàn tất thủ tục thành lập, hoặc điều chỉnh kế hoạch khi nhận thấy không phù hợp.

2. Chuẩn bị thông tin

Dựa trên kết quả khảo sát, Nhà đầu tư chuẩn bị các tài liệu cần thiết để thành lập công ty. Các tài liệu cần chuẩn bị ở đây thường sẽ gồm thông tin pháp lý của Nhà đầu tư. Nếu Nhà đầu tư là cá nhân thì hộ chiếu là tài liệu cần có, trường hợp Nhà đầu tư là tổ chức, thì giấy tờ pháp lý của Nhà đầu tư sẽ cần có: văn bản ghi nhận tư cách pháp nhân của nhà đầu tư ( Giấy phép kinh doanh, Điều lệ hoặc bất kỳ tài liệu khác có giá trị tương đương), văn bản chứng minh năng lực tài chính của Nhà Đầu tư và Hộ chiếu của người đại diện của nhà đầu tư tại Việt Nam.

Tài liệu pháp lý về địa điểm dự kiến đặt trụ sở và văn bản ghi nhận tư cách thuê của Nhà đầu tư. Với thủ tục đăng ký đầu tư, việc nộp các tài liệu về trụ sở dự kiến là bắt buộc, vì vậy tại thời điểm công ty chưa được thành lập thì công ty mẹ (Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc một trong các thành viên (Nhà đầu tư là cá nhân) xác lập văn bản thuê trụ sở với bên cho thuê.

Lưu ý, ngay tại thời điểm làm việc bên cho thuê, nhà đầu tư đã phải đặt cọc, thanh toán và xác lập một số điều khoản rầng buộc, vì vậy Bước Khảo sát như nêu trên là cần thiết để Nhà đầu tư dự liệu được khả năng chấp thuận hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Bước 3.

3. Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Thực tế, tại bước này, để hoàn tất thủ tục cấp phép cho một doanh nghiệp hoạt động, Nhà đầu tư sẽ phải thực hiện 02 quy trình theo thứ tự:

  • Đăng ký dự án đầu tư: Hồ sơ sẽ được nộp tại phòng đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thông thường thời gian giải quyết sẽ vào khoảng 15 ngày làm việc, tuy nhiên nếu ngành nghề dự kiến hoạt động thuộc trường hợp Việt Nam chưa cam kết, thì phía cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cần lấy ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành.
  • Sau khi hoàn tất việc đăng ký đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ để Đăng ký doanh nghiệp. Thời gian giải quyết sẽ là 03 ngày làm việc và kết quả Nhà đầu tư nhận được sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Văn bản này ghi nhận tư cách pháp nhân của tổ chức quản lý Dự án đầu tư theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp. Ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Nhà đầu tư tiến hành thủ tục để làm con dấu doanh nghiệp.

4. Thực hiện thủ tục về tài khoản ngân hàng

Ngay từ thời điểm hoàn tất công việc tại Bước 3 thì Doanh nghiệp đã có quyền được xác lập các hợp đồng, văn bản thoả thuận. Tuy nhiên để góp vốn, thanh toán, Nhà đầu tư cần tiến hành bước mở tài khoản ngân hàng tại Ngân hàng thương mại bất kỳ. Tuy nhiên lưu ý rằng Nhà đầu tư sẽ cần mở 02 tài khoản gồm tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và Tài khoản thanh toán tương ứng cho 02 mục đích góp vốn và giao dịch thanh toán.

5. Thực hiện thủ tục đăng ký Thuế

Pháp luật hiện đặt ra một giới hạn thời gian nhất định để buộc doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục kê khai thuế ban đầu dành cho các doanh nghiệp mới thành lập. Tại bước này, doanh nghiệp cũng cần hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế môn bài, đăng ký chữ ký số và hoá đơn điện tử. Đây là điều kiện để doanh nghiệp được phép xuất hoá đơn cho khách hàng cũng như các hoạt động khác liên quan đến thuế.

Với việc nắm được các thông tin cần thiết, các bước cần thực hiện, chúng tôi tin rằng, Nhà đầu tư đã có thể xác định được cấc chi phí dự kiến cần chi trả, thời gian cần có cho tất cả các bước, cũng như vai trò của các bên cung cấp dịch vụ cho Nhà đầu tư.

Thời gian viết bài: 16/02/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn.

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN









    error: Content is protected !!