Cách thức để thành lập và quản lý hoạt động của Quỹ phi Chính phủ
Trong bối cảnh nền kinh tế và xã hội ngày càng phát triển, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển bền vững. Trong số những cơ chế quan trọng này, quỹ tổ chức phi chính phủ đóng vai trò tối quan trọng, cung cấp nguồn lực và hỗ trợ cho các hoạt động xã hội, môi trường, giáo dục và y tế. Tuy nhiên, việc thành lập và quản lý một quỹ tổ chức phi chính phủ đòi hỏi sự hiểu biết kỹ thuật và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và nguyên tắc.
Bài viết này sẽ đi sâu vào các điều kiện và quy trình cần thiết để thành lập và quản lý một quỹ tổ chức phi chính phủ, nhằm đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và đạo đức trong hoạt động của tổ chức này.
1. Điều kiện thành lập Quỹ phi Chính phủ
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà việc thành lập Quỹ sẽ có một số điều kiện khác nhay, tuy nhiên nhìn chung việc thành lập Quỹ sẽ phải đáp ứng các điều kiện cơ bản như sau:
– Có mục đích hoạt động phù hợp: hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ, cộng đồng và từ thiện, nhân đạo không vì mục đích lợi nhuận;
– Sáng lập viên thành lập Quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam và có ít nhất 03 sáng lập viên. Trong đó điều kiện đối với sáng lập viên là công dân Việt Nam: có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích; Đối với sáng lập viên là tổ chức Việt Nam: được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của tập thể của lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ; Trường hợp tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân Việt Nam;
– Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ:
- Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 6.500.000.000 (sáu tỷ năm trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 (một tỷ ba trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 (một trăm ba mươi triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 (hai mươi lăm triệu đồng).
- Đối với trường hợp có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập quỹ phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau: Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 8.700.000.000 (tám tỷ bảy trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 (ba tỷ bảy trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 (một tỷ hai trăm triệu đồng); Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 (sáu trăm hai mươi triệu đồng).
– Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
2. Hồ sơ thành lập Quỹ phi Chính phủ
Hồ sơ thành lập quỹ được lập thành 01 bộ và gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập quỹ;
- Dự thảo điều lệ quỹ;
- Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
- Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên Ban sáng lập quỹ và các tài liệu khác theo quy định tại Điều 11,12,13 Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Sáng lập viên thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định thì có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
- Văn bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ;
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ.
Lưu ý rằng Quỹ có con dấu riêng theo quy định pháp luật, hồ sơ đăng ký con dấu: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ hoạt động của tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Điều kiện để Quỹ phi Chính phủ được hoạt động
Quỹ phi Chính phủ nhìn chung sẽ chỉ được hoạt động khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Có Giấy phép thành lập và công nhận điều lệ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh cấp;
- Đã công bố về việc thành lập quỹ;
- Có văn bản xác nhận của ngân hàng nơi quỹ đăng ký mở tài khoản về số tiền mà từng sáng lập viên cam kết đóng góp để thành lập quỹ đã có đủ trong tài khoản của quỹ. Đối với tài sản khác, đã thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản;
- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý quỹ.
4. Cơ quan Quản lý Quỹ
Nếu doanh nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của các cơ quan như Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thì Quỹ phi Chính phủ sẽ hoạt động dưới sự quản lý của Hội đồng quản lý Quỹ, theo đó cơ quan này sẽ nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quỹ.
Lưu ý rằng, các thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên với nhiệm kỳ tối đa 5 năm.
Trong bối cảnh tăng cường sự phát triển và cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng, việc thành lập và quản lý hoạt động của Quỹ phi Chính phủ đóng vai trò không thể phủ nhận. Tuy nhiên với các thông tin trên chúng ta có thể thấy pháp luật đặt ra các quy định khắt khe cho việc thành lập cũng như hoạt động của Quỹ. Điều này xuất phát từ việc thành lập Quỹ phi Chính phủ không chỉ là việc đơn thuần lập ra một tổ chức, mà còn là sự cam kết và trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Việc xác định mục tiêu rõ ràng và phù hợp với nhu cầu cụ thể của cộng đồng là chìa khóa để Quỹ có thể hoạt động một cách hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh đó quản lý hoạt động của Quỹ phi Chính phủ đòi hỏi sự chuyên nghiệp, minh bạch và tích cực trong mọi khía cạnh. Bằng cách xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, theo dõi và báo cáo kết quả một cách định kỳ, Quỹ có thể đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong mọi hoạt động của mình.
Thời gian viết bài: 20/02/2024
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Thành lập trung tâm ngoại ngữ với vốn đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam
- Quyền được ghi tên vào Sổ đăng ký cổ đông
- Các trung tâm trọng tài phổ biến dành cho Doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp quốc tế