Điều kiện kinh doanh dịch vụ thiết kế nội thất (kiến trúc) đối với Nhà đầu tư nước ngoài

Ngày cập nhật: May 18 , 2023

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thiết kế nội thất (kiến trúc) đối với Nhà đầu tư nước ngoài

Trong thời đại toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của công nghệ, dịch vụ thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm và trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng. Đặc biệt, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, nhờ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp.

Với sự đổi mới và sáng tạo không ngừng, các nhà đầu tư nước ngoài đã mang đến những giá trị độc đáo và tiên phong trong lĩnh vực thiết kế tại Việt Nam. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cho nhà đầu tư nước ngoài tại đất nước này, cần tuân thủ một số điều kiện và quy định của pháp luật.

Bài viết này sẽ khám phá các điều kiện kinh doanh dịch vụ thiết kế đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy định liên quan đến đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động, và các yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật và văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ khám phá những lợi ích và cơ hội mà việc kinh doanh dịch vụ thiết kế mang lại cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ thiết kế tại Việt Nam

1. Điều kiện tiếp cận thị trường

Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ kiến trúc (Thiết kế nội thất) theo cam kết tại Biểu cam kết WTO

STT Ngành nghề VSIC CPC Hạn chế tiếp cận thị trường Giấy phép con
1. Dịch vụ kiến trúc 7110 8671 Không hạn chế về hình thức đầu tư và tỷ lệ vốn góp, ngoại trừ doanh
nghiệp nước ngoài phải là pháp nhân của một Thành viên WTO
Chứng chỉ hành nghề kiến trúc đối với cá nhân chịu trách nhiệm
chuyên môn
2. Dịch vụ thiết kế đặc biệt

Chi tiết: Dịch vụ thiết kế nội thất

7410 87907 Chưa cam kết

2. Điều kiện kinh doanh theo pháp luật Việt Nam

Pháp luật Việt Nam đặt ra điều kiện riêng cho từng hình thức cung cấp dịch vụ kiến trúc tại Việt Nam, bao gồm hành nghề cá nhân nhà đầu tư nước ngoài và thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động lĩnh vực kiến trúc, cụ thể:

2.1 Điều kiện Nhà đầu tư nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam

  • Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam hoặc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được Việt Nam công nhận, chuyển đổi;
  • Tuân thủ pháp luật Việt Nam và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam.

Đối với cá nhân nước ngoài có chứng chỉ hành nghề kiến trúc được cấp ở nước ngoài thì phải thực hiện thêm bước công nhận, chuyển đổi trước khi có thể hành nghề kiến trúc ở Việt Nam. Hồ sơ để thực hiện bước công nhận – chuyển đổi chứng chỉ hành nghề như sau:

  • Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
  • Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.

Cá nhân nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Thời hạn xử lý hồ sơ: 10 ngày làm việc.

2.2 Điều kiện hoạt động và hình thức tổ chức hành nghề kiến trúc tại Việt Nam

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật (thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xem thêm tại bài viết “5 bước nhà đầu tư cần thực hiện khi hoạt động kinh daonh tại Việt Nam”;
  • Có cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về kiến trúc hoặc chủ trì thiết kế kiến trúc có chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
  • Thông báo thông tin quy định trên cho cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề kiến trúc có trụ sở hoạt động.

Về thủ tục thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài có thể tham khảo tại bài viết “Doanh nghiệp nước ngoài cần lưu ý khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam”

Qua việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh và quy định pháp luật, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tận dụng các cơ hội và lợi thế của thị trường Việt Nam để phát triển thành công trong lĩnh vực dịch vụ thiết kế. Việc đăng ký hành nghề, thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài, và tuân thủ các yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật và văn hóa doanh nghiệp là những bước quan trọng để xây dựng một nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Thời gian viết bài: 18/05/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN