Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Ngày cập nhật: February 21 , 2023

Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Với nhà đầu tư nước ngoài, sau khi quá trình thành lập doanh nghiệp đã được hoàn tất, Nhà đầu tư nước ngoài cần liên hệ với Ngân hàng để mở 02 tài khoản Ngân hàng gồm tài khoản thanh toán và tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Hai loại tài khoản này sẽ tồn tại song song trong quá trình doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, mỗi loại tài khoản sẽ có quy định về việc sử dụng riêng biệt. Tại bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến các Nhà đầu tư một số lưu ý về tài khoản vốn đầu tư trực tiếp với mong muốn giúp Nhà đầu tư tránh các sai sót trong quá trình chuyển tiền vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp này.

Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

1. Khi nào Nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Như tên gọi của loại tài khoản ngân hàng “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” thì đối tượng bắt buộc phải mở và thực hiện giao dịch liên quan đến vốn thông qua tài khoản này là các Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể sẽ là các đối tượng sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp, bao gồm:
    1. Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp (hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc không có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài) dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
    2. Doanh nghiệp được thành lập sau khi chia tách, sáp nhập, hợp nhất dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp;
    3. Doanh nghiệp được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
  • Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này;
  • Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án (sau đây gọi là nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP).

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp sẽ được mở bằng ngoại tệ tại 01 ngân hàng được phép của Việt Nam, và tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 01 (một) ngân hàng được phép. Trong trường hợp Nhà đầu tư có nhu cầu thay đổi ngân hàng được phép nơi đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp trước đó, Nhà đầu tư cần mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại ngân hàng được phép khác. Tiếp theo, Nhà đầu tư chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây sang tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới, sau đó đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây

2. Giao dịch thu, chi nào được phép thực hiện trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

Như đã đề cập ở trên, với đặc thù là hoạt động đầu tư nước ngoài nên việc chuyển tiền, nhận tiền thông qua loại tài khoản vốn đầu tư trực tiếp sẽ phải chỉ được phép thực hiện cho một số trường hợp nhất định, theo đó tài khoản vốn đầu tư trực tiếp sẽ được sử dụng để nhận tiền trong các trường hợp sau:

  • Nhận tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP;
  • Nhận tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư theo quy định;
  • Nhận ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng được phép để chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài theo quy định;
  • Nhận tiền chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP để chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Nhận tiền chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện góp vốn đầu tư trong trường hợp đồng tiền góp vốn khác với đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở;
  • Nhận tiền thặng dư vốn cổ phần từ việc phát hành thêm cổ phần mới để tăng vốn điều lệ tại doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
  • Nhận ngoại tệ thu được từ doanh thu bán sản phẩm dầu khí trong nước (sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và trừ đi các chi phí bằng đồng Việt Nam) theo quy định của pháp luật về dầu khí và Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ (nếu có);
  • Nhận tiền chuyển khoản liên quan đến khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trừ một số trường hợp đặc biệt có quy định riêng;
  • Nhận các khoản thu hợp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để chuyển tiền trong trường hợp:

  • Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP, người điều hành dự án dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Chi bán ngoại tệ cho tổ chức túi dụng được phép để chuyển vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng BCC, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thực hiện dự án PPP;
  • Chi chuyển khoản tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư cho bên chuyển nhượng ở nước ngoài hoặc chi bán ngoại tệ để thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư, dự án đầu tư cho bên chuyển nhượng tại Việt Nam bằng đồng Việt Nam theo quy định pháp luật;
  • Chi chuyển khoản lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng ngoại tệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;
  • Chi chuyển khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài trong trường hợp giảm vốn đầu tư, kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, hợp đồng BCC, hợp đồng PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Chi chuyển đổi ngoại tệ để thực hiện chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong trường hợp đồng tiền chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài khác với đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở;
  • Các khoản chi chuyển khoản liên quan đến khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trừ trường pháp luật có quy định khác.
  • Các khoản chi hợp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như phía các Ngân hàng quản lý khá chặt chẽ việc mở, sử dụng các tài khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp phải đối mặt với các mức phạt vi phạm hành chính và nguy cơ không chuyển trả được một số khoản tiền ra nước ngoài khi doanh nghiệp sử dụng tài khoản vốn sai quy định.

Thời gian viết bài: 21/02/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn.

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN









    error: Content is protected !!