Giấy Phép Lao Động Cho Người Lao Động Nước Ngoài Và Những Điểm Lưu Ý (Phần 1)

Ngày cập nhật: March 8 , 2023

Giấy Phép Lao Động Cho Người Lao Động Nước Ngoài Và Những Điểm Lưu Ý (Phần 1)

Cá nhân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam sẽ phải cần Giấy phép lao động. Đây là văn bản được cấp bởi Bộ lao động và Thương Binh Xã Hội hoặc Sở lao động Thương Binh và Xã Hội, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Giấy phép lao động cũng là cơ sở để ghi nhận doanh nghiệp đang sử dụng lao động nước ngoài một cách hợp pháp. Các chi phí chi trả cho người lao động nước ngoài như: tiền lương, phụ cấp, tiền thuê nhà… sẽ được cân nhắc là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế TNDN nếu như người lao động đó có Giấy phép lao động. Vậy để có được Giấy phép lao động thì doanh nghiệp và người lao động nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có được câu trả lời cụ thể.

Giấy phép lao động cho người nước ngoài và những lưu ý

1. Đối tượng thuộc trường hợp phải có Giấy phép lao động

Dựa vào các đối tượng được liệt kê dưới đây, doanh nghiệp xác định cá nhân nước ngoài dự kiến làm việc tại doanh nghiệp của mình có cần phải có Giấy phép lao động hay không. Cụ thể cá nhân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

Về phía người sử dụng lao động thì trong phạm vi liên quan đến các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các tổ chức sau được xem là có quyền để bảo lãnh cho cá nhân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam: Doanh nghiệp; Nhà thầu tham dự thầu, thực hiện hợp đồng; Văn phòng đại diện, chi nhánh; Tổ chức phi chính phủ; Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật …

2. Điều kiện mà Người lao động nước ngoài cần đáp ứng để làm việc tại Việt Nam

Về phía người lao động nước ngoài, bên cạnh các điều kiện về bằng cấp, trình độ chuyên môn tương ứng với hình thức làm việc, thì người lao động nước ngoài còn phải đáp ứng các điều kiện:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

Trong đó pháp luật cũng có quy định cụ thể cho từng vị trí như sau:

Đối với người lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc với hình thức chuyên gia, sẽ phải là người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
  • Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.

Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, kèm theo đó là quyết định bổ nhiệm và xác minh kinh nghiệm.

Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành được đào tạo;
  • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Hồ sơ cần chuẩn bị, thời gian, thủ tục cũng như các tài liệu cần chứng minh sẽ có sự khác biệt giữa các đối tượng lao động cũng như hình thức vào làm việc tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc hiểu rõ được các quy định pháp luật tương ứng cho từng trường hợp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp nhận lao động cũng như thực hiện thủ tục một cách thuận lợi.

Thời gian viết bài: 07/03/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu và quy trình về lao động, nhân sự, Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp ngay khi khách hàng có yêu cầu;
  • Chúng tôi là công ty Luật Việt Nam, chúng tôi am hiểu tường tận quy định pháp luật Việt Nam, nắm bắt được tâm lý và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp cùng với các cố vấn sẽ giúp khách hàng giải quyết được vấn đề đang gặp phải.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó.

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN