Khi Nào Doanh Nghiệp Không Cần Xin Giấy Phép Lao Động

Ngày cập nhật: March 7 , 2023

Khi Nào Doanh Nghiệp Không Cần Xin Giấy Phép Lao Động

Việt Nam vốn được xem là thị trường việc làm tiềm năng cho các lao động nước ngoài. Để làm việc hợp pháp tại Việt Nam, pháp luật yêu cầu người lao động nước ngoài bắt buộc phải có Giấy phép lao động. Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho toàn bộ các lao động nước ngoài, bởi trong một số trường hợp và lĩnh vực nhất định, cá nhân nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam không yêu cầu phải có giấy phép lao động, đó là các trường hợp được miễn giấy phép lao động.

Khi nào doanh nghiệp không cần xin Giấy phép lao động

1. Khi nào người lao động không cần xin Giấy phép lao động

Được miễn giấy phép lao động là các trường hợp người lao động nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam không thuộc diện phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động, điển hình như:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
  • Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm;
  • Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
  • Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
  • Và một số trường hợp khác…

Tuy nhiên doanh nghiệp không thể tự mình quyết định người lao động nước ngoài đó có thuộc diện cấp Giấy phép lao động hay không mà việc xác định sẽ dựa vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc.

2. Doanh nghiệp cần phải làm gì

Để được xem là sử dụng lao động hợp pháp, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục cần thiết để cơ quan có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài đó thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động. Chúng tôi tóm lược thủ tục này tại 2 bước như sau:

Bước 1: Xin Công văn chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài

Tương tự như trường hợp phải xin giấy phép lao động, thì với trường hợp không phải xin giấy phép lao động, doanh nghiệp cũng phải trải qua bước “Xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài”. Theo đó, ít nhất 30 ngày trước ngày người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, doanh nghiệp phải chuẩn bị bộ hồ sơ để phía Bộ lao động Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Trường hợp đồng ý, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản chấp thuận. Trường hợp bị từ chối thì phía cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ có văn bản trả lời cụ thể lý do từ chối.

Lưu ý rằng, không phải tất cả người lao động nước ngoài thuộc diện không phải cấp giấy phép lao động đều phải thực hiện Bước 1 này, mà có một số đối tượng được miễn thực hiện.

Bước 2: Xin xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động

Sau khi đã nhận được văn bản chấp thuận sử dụng lao động tại Bước 1, doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ phải được nộp trước ít nhất 10 ngày trước ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản xác nhận miễn “giấy phép lao động” cho lao động nước ngoài. Trường hợp bị từ chối thì doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản trả lời kèm theo lý do cụ thể.

Như vậy, doanh nghiệp dựa vào từng trường hợp người lao động nước ngoài để xác định nhân sự dự kiến làm việc tại doanh nghiệp thuộc diện nào, cấp giấy phép lao động hay được miễn trừ. Dựa trên cơ sở đó, doanh nghiệp lựa chọn thủ tục phù hợp, tránh mất thời gian ảnh hưởng đến thời gian người lao động dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Thời gian viết bài: 07/03/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu và quy trình về lao động, nhân sự, Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp ngay khi khách hàng có yêu cầu;
  • Chúng tôi là công ty Luật Việt Nam, chúng tôi am hiểu tường tận quy định pháp luật Việt Nam, nắm bắt được tâm lý và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, Doanh nghiệp cùng với các cố vấn sẽ giúp khách hàng giải quyết được vấn đề đang gặp phải.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó.

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN









    error: Content is protected !!