Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề khai thác, thu mua khoáng sản tại Việt Nam

Ngày cập nhật: December 19 , 2023

Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề khai thác, thu mua khoáng sản tại Việt Nam

Bên cạnh một số ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn để đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như ngành nghề quảng cáo, tư vấn quản lý, nhà hàng, máy tính… thì hiện nay những ngành về năng lượng, khoáng sản cũng được xem là những ngành nghề mà nhà đầu tư đang quan tâm. Đây cũng là những ngành nghề đặc biệt bởi những quy định riêng của pháp luật chuyên ngành, cùng với đó là những chính sách từ chính phủ nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ngành nghề khoáng sản tại Việt Nam.

Bài viết dưới  đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những mã ngành nghề liên quan đến hoạt động khoáng sản mà thời gian gần đây được các doanh nghiệp nước ngoài chú ý đến.

Source: Pexels

1. Ngành nghề khai thác khoáng sản

Ngành nghề khai thác khoáng sản hiện nay được sắp xếp theo mã CPC 883. Theo đó trường hợp doanh nghiệp FDI có hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản thì ngành nghề này vẫn được đầu tư nhưng đây là ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Căn cứ vào quy định này thì doanh nghiệp có vốn nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 gồm:

  • Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
  • Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Có vốn chủ sở hữu ít nhất 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

2. Ngành nghề xuất khẩu, thu mua khoáng sản

Ngành nghề xuất khẩu, thu mua khoáng sản hiện được ghi nhận chi tiết theo mã ngành CPC 6227. Trường hợp doanh nghiệp FDI chỉ thu mua khoáng sản nguyên khai từ đơn vị khai thác khoáng sản để xuất khẩu thì ngành nghề này không có hạn chế đối với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết WTO. Tuy nhiên để kinh doanh khoáng sản thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 14 Nghị định 17/2020/NĐ-CP và khoáng sản xuất khẩu phải thuộc danh mục chủng loại và đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định.

Bên cạnh đó khoáng sản phải có nguồn gốc hợp pháp, theo đó khoáng sản phải có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực; (ii) Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu; (iii) Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại. (iv) Đối với khoáng sản xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng các quy định riêng thì còn phải thuộc danh mục chủng loại và đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định. Đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử. (v) Trường hợp khoáng sản nhập khẩu còn tồn kho do không tiêu thụ hết trong nước muốn tái xuất hoặc khoáng sản cần chuyển ra nước ngoài để phân tích, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ chế biến và các trường hợp cá biệt khác.

3. Sản xuất, kinh doanh chất bán dẫn, chip xử lý (CPC 6228, 884, 885)

Ngành nghề này không có hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết WTO. Bên cạnh đó, Sản xuất phụ kiện, linh kiện điện tử là ngành nghề ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2020. Chính vì vậy nhà đầu tư hoàn toàn được phép thực hiện hoạt động ngành nghề nêu trên tại Việt Nam. Tuy nhiên với trường hợp sản xuất thì trước khi lựa chọn địa điểm lập dự án đầu tư đồng thời là trụ sở hoạt động, nhà đầu tư cần kiểm tra quy định riêng của khu vực đó, để xác định được địa điểm đó có được phép hoạt động ngành nghề sản xuất hay không. Điều này xuất phát từ yêu cầu của pháp luật môi trường đối với những ngành nghề mà hoạt động trên thực tế sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

Sau khi xác định được ngành nghề dự kiến hoạt động tại Việt Nam thì bước tiếp theo mà nhà đầu tư cần thực hiện là xác định loại hình công ty sẽ được thành lập, số lượng thành viên / cổ đông, mức vốn điều lệ, vốn tổng đầu tư, thời hạn của dự án đầu tư, đại diện pháp luật, người phụ trách kế toán… và nhiều vấn đề khác có liên quan đến hoạt động của công ty nước ngoài tại Việt Nam. Việc xác định được các thông tin ban đầu được chính xác và đầy đủ sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài dự liệu được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kinh doanh tại Việt Nam, bên cạnh đó là dự tính được thời gian và chi phí phát sinh để hoàn tất các thủ tục pháp lý theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.

Thời gian viết bài: 19/12/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN