Thành lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam, Nhà Đầu Tư Cần Lưu Ý gì (Phần 2)
Tiếp theo Phần 1 về những điểm Nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư tại Việt Nam, tại bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một số lưu ý dành cho các Nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến lựa chọn địa điểm làm trụ sở. Dựa vào các nội dung phân tích dưới đây, chúng tôi tin rằng, các Nhà đầu tư sẽ tự mình cân nhắc được các công việc mà Nhà đầu tư cần làm, các nội dung cần kiểm tra trong quá trình tìm kiếm và thuê địa điểm hoạt động.
1. Địa điểm hoạt động như thế nào mới là tạo ra giá trị kinh tế
Không bàn về các yếu tố như địa điểm thuận lợi đi lại, thu hút khách hàng …, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập về ưu đãi Thuế.
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam áp dụng một số chính sách ưu đãi về thuế cho Doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành nghề đặc biệt, hay tại một số địa điểm như khu công nghệ cao, khu công nghiệp, địa bàn kinh tế khó khăn…. Với những ưu đãi về thuế như thuế suất ưu đãi (10%) thấp hơn so với mức thuế thông thường (22%), miễn, giảm nộp thuế trong một khoảng thời gian nhất định.
Việc được hưởng ưu đãi thuế sẽ giúp Doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí đáng kể, bởi thuế TNDN là thuế tính trên doanh thu sau khi đã trừ đi những chi phí hợp lý, được tạm tính từng quý và quyết toán cuối năm, hiện nay thuế suất thuế TNDN áp dụng cho các Doanh nghiệp không thuộc diện hưởng ưu đãi là 22%.
Như vậy Nhà đầu tư cần xác định ngành nghề dự kiến hoạt động, địa điểm dự kiến thuê có thuộc khu vực địa bàn được hưởng ưu đãi hay không, để từ đó xác định nghĩa vụ thuế hàng năm của Doanh nghiệp.
2. Địa điểm nào không được phép sử dụng làm trụ sở doanh nghiệp
Chung cư, căn hộ: hiện nay chúng ta có thể thấy nhiều Doanh nghiệp đặt trụ sở tại các khu chung cư, toà nhà có chức năng hỗn hợp. Tuy nhiên không phải là mọi trường hợp đều được phép đặt trụ sở tại chung cư. Bởi Nhà đầu tư cần dựa vào mục đích sử dụng tại nơi dự định thuê, để xác định căn hộ Nhà đầu tư dự định thuê làm trụ sở có ghi nhận công năng sử dụng là “ nhà ở” hay thuộc trường hợp căn hộ đa năng – một hình thức căn hộ vừa có chức năng ở vừa làm văn phòng. Nhà đầu tư dựa vào các giấy tờ pháp lý đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho bên cho thuê để xác định công năng sử dụng căn hộ là gì.
Việc Nhà đầu tư thuê căn hộ có mục đích ở để làm văn phòng sẽ là trái quy định pháp luật và hiển nhiên cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ từ chối hồ sơ thành lập của chính nhà đầu tư.
Khu vực hạn chế kinh doanh: ngoài chung cư ra sẽ có một số khu vực bị hạn chế hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định. Theo đó một số địa phương có quy hoạch khu vực, đường phố không cho phép hoạt động ngành nghề nhất định, hay giới hạn số lượng Doanh nghiệp hoạt động chung một ngành nghề kinh doannh trong một khu vực địa lý, điều này thường thấy tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng …
Ảnh hưởng môi trường: đó là những ngành nghề mà hoạt động của nó có sự tác động mạnh mẽ đến môi trường xung quanh. Theo đó để bảo đảm cho vấn đề môi trường xung quanh thì một số khu vực sẽ không cho phép 1 số ngành nghề nhất định, hay cho phép nhưng sẽ có giới hạn về công suất hoạt động. Các yếu tố về lượng nước, điện dự kiến tiêu hao, lượng chất thải dự kiến thải ra môi trường, chất thải độc hại hay không độc hại sẽ được đánh giá cụ thể trước khi cho phép doanh nghiệp hoạt động.
Tất cả những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm hoạt động của Doanh nghiệp, do đó Nhà đầu tư cần xác định ngay từ thời điểm ban đầu một cách rõ ràng các yếu tố về ngành nghề, công suất hoạt động nếu đó là ngành nghề sản xuất, khu vực dự kiến thuê, kế hoạch mở rộng trong tương lai… Nhà đầu tư cũng cần chú ý rằng, sau khi đã xác định địa điểm thuê là phù hợp thì các văn bản giữa Nhà đầu tư và bên cho thuê mới nên được xác lập, nhằm loại trừ bất kỳ các tranh chấp giữa các bên.
Thời gian viết bài: 15/02/2023
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn.
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Các báo cáo mà nhà đầu tư bắt buộc phải thực hiện trong năm 2023
- Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần lưu ý gì (Phần 1)
- Trình tự, thủ tục góp vốn mua cổ phần trong doanh nghiệp tại Việt Nam
- Doanh nghiệp với việc mở và sử dụng tài khoản đầu tư trực tiếp
- Làm gì để tránh rủi ro khi thuê trụ sở hoạt động tại Việt Nam
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 1)
- Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam (Phần 2)
- Các bước để nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam