Thành lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam, Nhà Đầu Tư Cần Lưu Ý Gì (Phần 1)

Ngày cập nhật: February 3 , 2023

Thành lập Doanh Nghiệp Tại Việt Nam, Nhà Đầu Tư Cần Lưu Ý Gì (Phần 1)

Việt Nam được đánh giá là môi trường đầu tư tiềm năng với tốc độ phát triển kinh tế nhanh tại khu vực Đông Nam Á, bên cạnh đó là các chính sách của Chính phủ Việt Nam như giảm thuế, thuế suất ưu đãi … cũng góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài bước vào thị trường Việt Nam.

Để đảm bảo được sự đầu tư hiệu quả, quản lý lao động và tận dụng các nguồn lực cũng như các chính sách của Chính phủ, nhà đầu tư cần dự liệu được những bước cơ bản mà nhà đầu tư phải thực hiện khi đầu tư tại Việt Nam. Tại bài viết dưới đây, tác giả khái quát những vấn đề cần lưu ý cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư theo hình thức thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.

Những lưu ý khi Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

1. Xác định ngành nghề

Việt Nam đã mở cửa thị trường thông qua việc gia nhập WTO, tuy nhiên Việt Nam không mở cửa toàn bộ. Theo đó, Việt Nam đặt ra một số quy định riêng khi nhà đầu tư thực hiện kinh doanh tại Việt Nam, cũng như quyền được phép chấp nhận hay từ chối nhà đầu tư. Chính vì vậy, trước khi tiến hành các bước ban đầu để thực hiện kinh doanh tại Việt Nam, nhà đầu tư cần xác định được rằng ngành nghề dự kiến kinh doanh đã được Việt Nam cam kết mở cửa hay chưa, điều kiện thực hiện tại Việt Nam là gì.

Nhà đầu tư cũng cần lưu ý rằng, một số ngành nghề có yêu cầu phải có thêm giấy phép riêng biệt của cơ quan quản lý chuyên môn trước khi hoạt động kinh doanh trên thực tế. Hay hiểu cách khác, sau khi nhà đầu tư đã hoàn tất việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhà đầu tư cần đáp ứng một số yêu cầu riêng của pháp luật chuyên ngành trước khi hoạt động, ví dụ như: nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn thì ngoài việc có được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư phải có được các giấy phép về an toàn vệ sinh thực phẩm, văn bản xác nhận đạt điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự …

2. Lựa chọn loại hình Doanh nghiệp phù hợp

Nhà đầu tư dựa trên nhu cầu hoạt động và kế hoạch kinh doanh để lựa chọn loại hình hoạt động phù hợp. Hiện nay Luật Doanh nghiệp phân chia các mô hình doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần

Tuy nhiên với nhà đầu tư nước ngoài thì mô hình Công ty TNHH, Công ty Cổ phần là những mô hình tương thích với nhu cầu của nhà đầu tư. Nhà đầu tư dựa vào các yếu tố như: ngành nghề, số lượng nhà đầu tư, nhu cầu siết chặt việc thay đổi nhà đầu tư trong công ty, cũng như các kế hoạch tương lai liên quan đến lĩnh vực tài chính … để lựa chọn mô hình hoạt động phù hợp.

3. Vốn điều lệ

Theo đó nhà đầu tư cần xác định Vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của các nhà đầu tư, đảm bảo được rằng sẽ tuân thủ đúng tiến độ góp vốn. Bởi nhà đầu tư cần hiểu rằng, khi bạn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn phải đưa ra một kế hoạch góp vốn cụ thể, điều này nhằm đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư. Trường hợp bạn không thực hiện đúng tiến độ góp vốn, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn về phía Ngân hàng, Thuế cũng như đối mặt với việc bị áp dụng các mức phạt vi phạm, và nặng hơn sẽ là chấm dứt dự án đầu tư tại Việt Nam.

Thời gian viết bài: 03/02/2023

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính.
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN