Tổng hợp tất cả vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam
Với sự phát triển không ngừng của ngành dịch vụ ẩm thực, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, việc tiếp cận và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này không hề đơn giản. Các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý, văn hóa, cũng như các yêu cầu về quản lý và vận hành.
Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà hàng của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và chúng tôi hy vọng rằng các thông tin sẽ là cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài dự liệu được một kế hoạch kinh doanh chính xác và đầy đủ tại Việt Nam.
1. Pháp luật Việt Nam có cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh nhà hàng hay không?
Hiện tại Việt Nam đã mở cửa thị trường đối với hoạt động nhà hàng của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời pháp luật chuyên ngành của Việt Nam cũng không có bất kỳ hạn chế nào đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh mô hình nhà hàng tại Việt Nam. Dựa trên quy định về mở cửa thị trường thì nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức) được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động ngành nghề nhà hàng tại Việt Nam.
2. Loại hình doanh nghiệp nào phù hợp cho nhà đầu tư nước ngoài?
Nhà đầu tư nước ngoài khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì có thể cân nhắc lựa chọn loại hình (i) Công ty TNHH một thành viên (ii) Công ty TNHH hai thành viên trở lên (iii) Công ty cổ phần. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là tùy thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư và không có sự hạn chế từ phía pháp luật Việt Nam.
3. Các ngành nghề nào mà doanh nghiệp thường đăng ký để hoạt động nhà hàng tại Việt Nam?
Để kinh doanh nhà hàng thì phía doanh nghiệp nước ngoài có thể cân nhắc để đăng ký công ty với các ngành nghề kinh doanh sau:
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;
- Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng;
4. Sau khi công ty được thành lập thì doanh nghiệp nước ngoài cần làm thủ tục gì nữa không?
Có, sau khi doanh nghiệp đã được thành lập thì để thực hiện hoạt động kinh doanh nhà hàng trên thực tế, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện thủ tục để:
- Đăng ký kê khai thuế ban đầu, mua chữ ký số, hóa đơn điện tử…
- Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về Phòng cháy chữa cháy;
- Giấy xác nhận đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự và các loại giấy phép tùy từng phạm vi hoạt động của nhà hàng.
5. Điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm mà nhà hàng phải đáp ứng là gì?
Tùy thuộc vào quy mô mà nhà hàng sẽ phải đáp ứng một số hoặc toàn bộ các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây:
- Bếp được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến;
- Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh;
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh;
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng phải thông thoát, không ứ đọng;
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ;
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn…
6. Mất bao lâu để xin được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm các điều kiện nào về an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Các điều kiện phải đáp ứng như sau:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
8. Nhà hàng, cửa hàng ăn uống có diện tích kinh doanh dưới 300 m2 và có khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm các điều kiện nào về an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Các điều kiện phải đáp ứng như sau:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức thực hiện trước khi đưa vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
9. Nhà hàng bán rượu thì có phải xin giấy phép không?
Trường hợp kinh doanh rượu trong nhà hàng thì được hiểu là doanh nghiệp bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Theo đó đây là hoạt động bán rượu trực tiếp cho người mua để tiêu dùng tại địa điểm bán hàng và doanh nghiệp chỉ phải thông báo đến cơ quan quản lý cấp quận.
10. Đầu bếp nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam thì phải xin phép gì?
Đầu bếp là người nước ngoài khi làm việc tại Việt Nam thì thông thường sẽ xin cấp Giấy phép lao động dưới diện là lao động kỹ thuật (không áp dụng cho trường hợp đầu bếp cũng đồng thời là nhà quản lý, chủ sở hữu công ty).
Hiện nay người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hiểu là làm việc tại Việt Nam với vai trò là lao động kỹ thuật: (i) Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam; (ii) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
Việc kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp lý, văn hóa và thị trường địa phương. Mặc dù có nhiều vướng mắc và thách thức, nhưng những cơ hội mà thị trường Việt Nam mang lại cũng vô cùng hứa hẹn. Bằng cách nắm vững các quy định pháp luật, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và hợp tác chặt chẽ với các đối tác địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài có thể vượt qua những khó khăn ban đầu và gặt hái thành công. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp một cái nhìn tổng quan hữu ích, giúp các nhà đầu tư có thể chuẩn bị tốt hơn và đưa ra những quyết định sáng suốt khi bước vào thị trường nhà hàng tại Việt Nam.
Thời gian viết bài: 18/07/2024
Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn
Vì sao chọn dịch vụ CDLAF
- Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
- Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
- Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
- Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;
Bạn có thể tham thảo thêm:
- Những điều cần biết về pháp lý cho sàn Thương Mại Điện Tử tại Việt Nam
- Quy định mới về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
- Cập nhật mới nhất 2024 về điều kiện Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dich vụ du lịch tại Việt Nam