Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Ngày cập nhật: September 30 , 2023

Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ cần tìm hiểu đến các cam kết về ngành nghề kinh doanh của Việt Nam tại các điều ước quốc tế, quy định riêng của pháp luật Việt Nam, địa điểm hoạt động, thuế và các vấn đề liên quan khác. Dựa trên các thông tin thu thập được, Nhà đầu tư có được một đánh giá tổng quan nhất về điều kiện để hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định được chính xác thời gian, chi phí cần có để hoàn tất thủ tục thành lập, hoặc điều chỉnh kế hoạch khi nhận thấy không phù hợp.

Quy trình thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam

Tiến trình Mô tả chi tiết
Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ

Nhà đầu tư cần chuẩn bị danh mục các hồ sơ như đã liệt kê ở trên, bao gồm cả các tài liệu phải dịch thuật và hợp pháp hóa lãnh sự.

Xem xét về địa điểm hoạt động, quyền cho thuê của bên cho thuê, quyền được kinh doanh tại địa điểm dự kiến thuê.

Bên cạnh đó Nhà đầu tư cũng cần xác định các ưu đãi thuế của Việt Nam dành cho Nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam để lựa chọn địa điểm hoạt động được hưởng ưu đãi thuế.

Bước 2 Nộp hồ sơ Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Lập dự án đầu tư)

Hồ sơ sẽ được nộp tại phòng đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, tùy thuộc vào địa điểm hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường thời gian giải quyết sẽ vào khoảng 15 ngày làm việc, tuy nhiên nếu ngành nghề dự kiến hoạt động thuộc trường hợp Việt Nam chưa cam kết, thì phía cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành, và thời gian này sẽ kéo dài hơn từ 2 -3 tháng.

Bước 3 Nộp hồ sơ Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất việc đăng ký đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư nộp bộ hồ sơ để Đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thời gian giải quyết sẽ là 03 ngày làm việc và kết quả Nhà đầu tư nhận được sẽ là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Văn bản này ghi nhận tư cách pháp nhân của tổ chức quản lý Dự án đầu tư theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.

Bước 4 Công bố thông tin và làm con dấu doanh nghiệp

Ngay sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Nhà đầu tư tiến hành công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và làm con dấu.

Bước 5 Thực hiện thủ tục đăng ký thuế ban đầu

Pháp luật hiện đặt ra một giới hạn thời gian nhất định để buộc doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục kê khai thuế ban đầu dành cho các doanh nghiệp mới thành lập. Tại bước này, doanh nghiệp cũng cần hoàn tất nghĩa vụ nộp thuế môn bài, đăng ký chữ ký số và hoá đơn điện tử. Đây là điều kiện để doanh nghiệp được phép xuất hoá đơn cho khách hàng cũng như các hoạt động khác liên quan đến thuế.

Bước 6 Thực hiện xin giấy phép riêng lẻ

Bên cạnh việc doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC). Trong một số trường hợp, pháp luật đặt ra yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện các thủ tục để được cấp phép, chấp thuận bởi cơ quan quản lý chuyên môn trước khi hoạt động kinh doanh trên thực tế, ví dụ như:

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc mà các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, chế biến… phải tuân thủ.

Giấy phép kinh doanh khi Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến một số ngành dịch vụ đặc biệt và hoạt động mua bán hàng hoá thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh trước khi hoạt động trên thực tế, điển hình có thể nói đến dịch vụ logistics, trung gian thương mại, thương mại điện tử…

Và một số loại giấy phép khác tùy từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

DANH MỤC HỒ SƠ

Thông tin pháp lý của Nhà đầu tư, bao gồm:

  • Hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân);
  • Giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương (đối với nhà đầu tư là tổ chức);
  • Hộ chiếu/CMND/CCCD của người đại diện theo uỷ quyền của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức);
  • Hộ chiếu/CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế.

Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của Nhà Đầu tư là một trong các tài liệu:

  • Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư là tổ chức;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
  • Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
  • Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc sao kê tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư là cá nhân.

Tài liệu pháp lý về địa điểm dự kiến đặt trụ sở và văn bản ghi nhận tư cách thuê của Nhà đầu tư:

  • Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
  • Tài liệu chứng minh quyền cho thuê lại của bên cho thuê trong trường hợp bên cho thuê địa điểm là bên thuê lại từ chủ đầu tư của toà nhà dự kiến làm trụ sở công ty.

Với thủ tục đăng ký đầu tư, việc nộp các tài liệu về trụ sở dự kiến là bắt buộc, vì vậy tại thời điểm công ty chưa được thành lập thì công ty mẹ (Nhà đầu tư là tổ chức) hoặc một trong các thành viên (Nhà đầu tư là cá nhân) xác lập văn bản thuê trụ sở với bên cho thuê.

CAM KẾT VỀ DỊCH VỤ

Đúng hạn

Tất cả công việc chúng tôi thực hiện sẽ được lên kế hoạch cụ thể về thời hạn và nội dung thực hiện. Bạn sẽ kiểm soát được công việc chúng tôi thực hiện, thời gian hoàn thành, và chúng tôi có trách nhiệm bồi thường khi vi phạm các thỏa thuận về thời hạn đã cam kết.

Chính xác

Chúng tôi cam kết sự chính xác trong các nội dung tư vấn, các văn bản được xác lập và các dịch vụ chúng tôi thực hiện với khách hàng. Chúng tôi hướng đến việc cung cấp đến bạn một giải pháp pháp lý an toàn và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Bảo mật

Chúng tôi xác lập văn bản cam kết bảo mật với bạn, chính vì vậy thông tin về doanh nghiệp, nhân sự, tài chính … và các nội dung khác có liên quan đến doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ chỉ được chia sẻ ra bên ngoài khi nhận được chấp thuận của bạn hoặc theo quy định pháp luật Việt Nam.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ

Phân công

CDLAF phân công nhân sự phụ trách, cho mục đích đảm bảo tính bảo mật thông tin theo đó chỉ những nhân sự được phân công phụ trách mới được quyền tiếp cận thông tin và trao đổi với khách hàng.

Thu thập thông tin và chuẩn bị nội dung

Nhân sự phụ trách thu thập thông tin từ khách hàng, rà soát quy định, thực hiện tư vấn, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, thông tin. Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, CDLAF chuẩn bị nội dung dịch vụ.

Kiểm soát chất lượng

Hội đồng Luật sư, Cố vấn rà soát nội dung dịch vụ do nhân sự phụ trách xử lý trước khi gửi đến khách hàng xem xét.

Khách hàng phê duyệt

Khách hàng xem xét, thông qua đối với nội dung CDLAF dự thảo, chuẩn bị, tổ chức họp để giải thích các nội dung CDLAF đã chuẩn bị khi khách hàng có yêu cầu.

Hoàn thành

Nhân sự phụ trách hoàn chỉnh nội dung dịch vụ, trực tiếp thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền (nếu có), theo dõi tiến trình xử lý, báo cáo tiến độ đến khách hàng và thông tin đến khách hàng kết quả thực hiện. Bàn giao kết quả dịch vụ đến khách hàng.

Hỗ trợ sau dịch vụ

Hướng dẫn khách hàng thực hiện các công việc cần thiết tương ứng với kết quả dịch vụ bàn giao, cập nhật đến khách hàng khi quy định pháp luật có sự thay đổi.

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp, đơn giản hóa mọi vấn đề pháp lý khi kinh doanh tại Việt Nam;
  • Với tư cách một công ty Luật được thành lập tại Việt Nam, chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ và sự hiểu biết về phương thức làm việc, chính sách riêng của mỗi cơ quan có thẩm quyền, giúp bạn thuận lợi hơn khi hoạt động tại Việt Nam;
  • Đội ngũ Luật sư, Cố vấn và các chuyên gia của CDLAF có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động pháp lý và nắm giữ các vị trí quản lý tại các công ty luật, doanh nghiệp nước ngoài, ngân hàng, (Xem thêm về nhân sự).
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, lao động, thuế… có sẵn và cập nhật liên tục sẽ được cung cấp nhanh chóng ngay khi khách hàng có yêu cầu.

Liên hệ với chúng tôi

Bạn đang bối rối? bạn muốn thảo luận cụ thể hơn về vấn đề của mình, hãy để chúng tôi giúp bạn, vui lòng điền thông tin vào bảng dưới đây và gửi cho chúng tôi. Một email tư vấn hoặc buổi họp 45 phút không tính phí sẽ được sắp xếp để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý của bạn.

    CÂU HỎI FAQ: Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

    Dự án đầu tư là gì?
    Đại diện pháp luật của doanh nghiệp nước ngoài có bắt buộc phải cư trú ở Việt Nam không?
    Doanh nghiệp chỉ được phép duy nhất một người đại diện theo pháp luật đúng không?
    Có cần xin cấp giấy phép lao động cho Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hay không?
    Doanh nghiệp nước ngoài có bắt buộc phải có kế toán trưởng ngay sau khi thành lập doanh nghiệp hay không?

    Đối tác của chúng tôi

    Hiệp hội

    error: Content is protected !!