Hợp đồng được điều chỉnh bởi Pháp luật Dân sự hay Thương mại

Ngày cập nhật: February 23 , 2024

Hợp đồng được điều chỉnh bởi Pháp luật Dân sự hay Thương mại

Hiểu rõ bản chất giao dịch mà các bên đang xác lập sẽ giúp các bên đạt được lợi ích tối đa của các điều khoản, hạn chế các rủi ro đặc biệt là các vấn đề liên quan đến các nghĩa vụ thuộc về bồi thường thiệt hại hay phạt hợp đồng. Hiện nay các giao dịch giữa cá nhân với cá nhân được hiểu là giao dịch dân sự, điều này được xem là dễ xác định, tuy nhiên với giao dịch mà có bên tham gia là doanh nghiệp thì việc xác định đó là giao dịch dân sự hay thương mại để từ đó áp dụng pháp luật dân sự hoặc thương mại là điều không phải lúc nào cũng dễ dàng cho các bên, ngay các chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý cũng khó tránh khỏi những nhầm lẫn về pháp luật áp dụng.

Để hiểu rõ hơn thì bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ những điều cần lưu ý liên quan đến việc xác định giao dịch dân sự hay thương mại, sự khác biệt trong một số điều khoản quan trọng.

Source: pexels-rdne-stock-project

1. Khi nào thì Hơp đồng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự?

Pháp luật dân sự hay hiểu chính xác hơn là quy định của Bộ luật Dân sự. Hiện nay BLDS được xem là bộ luật chung để làm nền tảng cho việc xây dựng cũng như áp dụng các pháp luật chuyên ngành, theo đó các pháp luật Thương mại, Lao động, Doanh nghiệp… sẽ được ban hành, áp dụng trên cơ sở chung là điều chỉnh chi tiết, cụ thể đối tượng nhất định mà không được trái với BLDS.

Pháp luật dân sự sẽ được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ, giao dịch của các bên khi mà vấn đề pháp lý đó chưa được quy định cụ thể bởi pháp luật chuyên ngành hoặc có quy định nhưng pháp luật chuyên ngành lại dẫn chiếu đến áp dụng các quy định của BLDS, hoặc trong trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành quy định nhưng trái với quy định chung của BLDS.

2. Pháp luật thương mại sẽ được áp dụng khi nào?

Pháp luật thương mại sẽ được áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại, trong đó hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Luật Thương mại cũng được áp dụng cho các hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà trong hợp đồng các bên thống nhất chọn Luật Thương mại là luật điều chỉnh. Như vậy các bên sẽ phải dựa vào tính chất của hợp đồng, tư cách tham gia, mục đích sinh lợi để xác định xem hợp đồng mà các bên xác lập sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật thương mại hay dân sự. Tương tự như BLDS, Luật thương mại cũng liệt kê ra một số loại hợp đồng như: Hợp đồng cung ứng dịch vụ, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng vận chuyển… tuy nhiên việc xác định pháp luật áp dụng sẽ không chỉ dựa trên loại hợp đồng mà dựa trên việc xác định đầy đủ các yếu tố như đã nêu trên, bởi ngay cả pháp luật dân sự cũng liệt kê tên gọi của các loại hợp đồng tương tự như pháp luật thương mại.

3. Khác biệt gì khi áp dụng pháp luật dân sự và pháp luật thương mại

Như đã chia sẻ ở trên, BLDS là pháp luật chung, Luật Thương mại là luật quy định riêng mà quy định của pháp luật thương mại sẽ không được trái với quy định của BLDS trừ trường hợp điều khoản của BLDS cơ quy định mở theo hướng “trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”, pháp luật chuyên ngành ở đây có thể hiểu là quy định của pháp luật thương mại.

Sẽ ảnh hưởng như thế nào khi hiểu sai về pháp luật được áp dụng để điều chỉnh giao dịch mà các bên đang thương thảo? ảnh hưởng đầu tiên sẽ phải kể đến là quy định về Phạt vi phạm. Chúng ta đều hiểu rằng một trong những yếu tố quan trọng để buộc các bên tuân thủ nội dung đã cam kết trong hợp đồng, ràng buộc trách nhiệm của các bên, bên cạnh sự thiện chí đó là chế tài phạt vi phạm. Theo pháp luật thương mại thì mức phạt vi phạm trong mọi trường hợp sẽ không được vượt quá 8% phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm, cụ thể Điều 301 Luật Thương mại 2015 quy định như sau:

“Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Trong khi đó cùng về vấn đề này pháp luật dân sự lại quy định theo hướng không khống chế, theo đó các bên trong giao dịch dân sự sẽ được thỏa thuận và ấn định mức phạt ngay trong hợp đồng, mức phạt này được phép cao hơn tỷ lệ 8% nêu trên, điều này được ghi nhận tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm

  1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Theo đó mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự sẽ do các bên thỏa thuận. Thực tế cho thấy khoản phạt 8% theo pháp luật thương mại trong một số trường hợp là không đủ sức để răn đe hay khiến cho bên còn lại e ngại mà tránh đi việc vi phạm hợp đồng, theo đó không ít trường hợp một bên chấp nhận vi phạm hợp đồng bởi bên đó nhận thấy rằng việc thực hiện đúng hợp đồng sẽ đẩy họ đến tình trạng thiệt hại nhiều hơn. Nếu giao dịch giữa các bên là giao dịch thương mại thì việc các bên chịu khống chế mức phạt 8% ngay trong hợp đồng là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên nếu giao dịch giữa các bên là giao dịch dân sự hoặc được phép lựa chọn để áp dụng pháp luật dân sự thì việc áp dụng điều khoản phạt theo pháp luật dân sự sẽ buộc các bên phải e ngại hơn bởi mức phạt vi phạm như đã nêu trên là không bị khống chế.

Chínhh vì vậy trường hợp các bên nhầm lẫn trong việc xác định loại giao dịch và hiểu rằng hợp đồng của các bên là hợp đồng thương mại dẫn đến áp dụng sai mức phạt thì sẽ buộc phải áp dụng mức phạt mà các bên ghi nhận tại hợp đồng, bởi “mức phạt” theo pháp luật dân sự là dựa trên sự thỏa thuận của các bên.

Đối với chế tài “bồi thường thiệt hại”, có sự khác biệt rõ ràng giữa pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, theo đó nếu theo pháp luật thương mại thì chế tài bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng mà không phụ thuộc vào việc các bên có quy định chế tài đó trong hợp đồng hay không. Tuy nhiên ngược lại, với Hợp đồng mà thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự thì chế tài bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng. Theo đó nếu trong hợp đồng dân sự các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm mà không áp dụng bồi thường thiệt hại thì khi một bên vi phạm hợp đồng thì chỉ áp dụng chế tài phạt vi phạm mà không áp dụng thêm bồi thường thiệt hại.

Thời gian viết bài: 23/02/2024

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN