Tổng quan về thông báo và đăng ký website thương mại điện tử tại Việt Nam

Ngày cập nhật: May 17 , 2024

Tổng quan về thông báo và đăng ký website thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và công nghệ số đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp này để mở rộng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài trên nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam cũng đặt ra nhiều thách thức liên quan đến pháp lý, văn hóa, và chiến lược kinh doanh.

Qua bài viết này, chúng tôi muốn thông tin đến bạn những quy định pháp luật chung nhất về các thủ tục mà doanh nghiệp cần thực hiện khi quản lý website thương mại điện tử tại Việt Nam.

Source: pexels-burst-374074

1.Thông báo website thương mại điện tử bán hàng

Website thương mại điện tử bán hàng là website do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. Hoạt động thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng sẽ được áp dụng với trường hợp website của doanh nghiệp có chức năng đặt hàng trực tuyến, trường hợp không có chức năng đặt hàng trực tuyến thì doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo này. Việc thông báo sẽ thực hiện thông qua phương thức trực tuyến, theo đó doanh nghiệp tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng.

Thông tin thông báo sẽ phải bao gồm các nội dung cơ bản về: Tên miền của website thương mại điện tử; Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website; Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website; Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân; Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử và các thông tin khác tùy theo từng trường hợp cụ thể của doanh nghiệp.

Quy trình thông báo website thương mại điện tử bán hàng sẽ được thực hiện như sau:

Tiếp nhận và xử lý thông báo: Thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử (www.online.gov.vn). Các bước cần thực hiện:

Bước 1: Đăng ký tài khoản bằng cách cung cấp thông tin như tên, số đăng ký kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ và thông tin liên hệ.

Bước 2: Nhận kết quả từ Bộ Công Thương trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu thông tin đầy đủ, sẽ nhận được tài khoản đăng nhập.

Bước 3: Đăng nhập, thông báo website thương mại điện tử bán hàng theo mẫu.

Bước 4: Nhận phản hồi từ Bộ Công Thương trong 3 ngày làm việc về việc xác nhận hoặc yêu cầu bổ sung thông tin.

Theo dõi và cập nhật thông tin: Bạn cần theo dõi tình trạng hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản hệ thống. Khi nhận được thông báo từ phía Bộ Công thương bạn phải phản hồi trong vòng 10 ngày làm việc nếu có yêu cầu bổ sung thông tin, nếu không sẽ phải thông báo lại từ đầu.

Xác nhận thông báo: Thời gian xác nhận là 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, theo đó Bộ Công Thương gửi mã xác nhận để gắn lên website, dẫn đến thông tin chi tiết tại Cổng thông tin.

2. Đăng ký hoạt động website thương mại điện tử 

Việc đăng ký hoạt động website thương mại điện tử sẽ được áp dụng đối với các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, và bao gồm các loại sau: Sàn giao dịch thương mại điện tử; Website đấu giá trực tuyến; Website khuyến mại trực tuyến …
Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử (www.online.gov.vn). Thương nhân, tổ chức cần thực hiện các bước sau:

Đăng ký tài khoản: Thương nhân, tổ chức cung cấp thông tin gồm tên, số đăng ký kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ và thông tin liên hệ.

Nhận kết quả: Trong vòng 3 ngày làm việc, Bộ Công Thương sẽ thông báo qua email về việc cấp tài khoản hoặc yêu cầu bổ sung thông tin.

Đăng nhập và khai báo: Sau khi có tài khoản, thương nhân, tổ chức đăng nhập, chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, khai báo thông tin và đính kèm hồ sơ.

Phản hồi từ Bộ Công Thương: Trong vòng 7 ngày làm việc, Bộ Công Thương sẽ xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung thông tin.
Gửi hồ sơ bản giấy: Sau khi nhận xác nhận, thương nhân, tổ chức gửi bộ hồ sơ hoàn chỉnh (bản giấy) về Bộ Công Thương.
Thương nhân, tổ chức cần theo dõi tình trạng hồ sơ qua email hoặc tài khoản hệ thống và cập nhật thông tin theo yêu cầu. Trong 30 ngày làm việc kể từ khi nhận yêu cầu bổ sung, nếu không có phản hồi, hồ sơ sẽ bị chấm dứt và phải đăng ký lại từ đầu.

Xác nhận đăng ký: Thời gian xác nhận đăng ký là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ bản giấy. Nếu hồ sơ không khớp với thông tin khai báo trực tuyến, Bộ Công Thương sẽ thông báo qua email để hoàn chỉnh hồ sơ. Khi xác nhận đăng ký, Bộ Công Thương gửi mã để gắn lên website, dẫn về thông tin đăng ký trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, tâm lý, xu hướng tiêu dùng của người dùng đã có những thay đổi rõ rệt, điều này đã thúc đẩy xu hướng thương mại điện tử mọi nghành nghề một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực mà xu hướng số hóa cao như: tiêu dùng, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, tài chính, giáo dục và gần đây nhất là các hoạt động trong lĩnh vực bất động sản luôn quan tâm đến việc sử dụng nền tảng số để tiến hành các hoạt động kinh doanh, tích hợp tất cả các giai đoạn mua sắm, tiêu dùng sử dụng dịch vụ của người dùng trên cùng một hệ thống.
Tùy từng nhu cầu của doanh nghiệp mà khi tiến hành hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện một số thủ tục cần thiết để đảm bảo rằng hoạt động của các nền tảng thương mại điện tử mà mình đang quản lý đang tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, điều này cũng nhằm đảm bảo cho chính quyền lợi của doanh nghiệp trước nguy cơ xâm phạm từ các bên khác.

Thời gian viết bài: 16/05/2024

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN