Kỹ năng kiểm tra, đánh giá, thu thập thông tin khi xác lập Hợp đồng

Ngày cập nhật: February 28 , 2024

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá, thu thập thông tin khi xác lập Hợp đồng

Trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng, để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trên thực tế, các bên cần nắm rõ các thông tin pháp lý của các bên cũng như các vấn đề khác liên quan đến nội dung hợp đồng để đảo bảo tính hiệu lực và khả năng thực thi hợp đồng, tạo hiệu quả tối đa cho giao dịch.

Source: pexels-sora-shimazaki

1. Kiểm tra các thông tin pháp lý cũng như nội dung công việc cần thực hiện trong hợp đồng

Nội dung hợp đồng có vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội? Giao dịch giữa các bên có bị xem là giao dịch giả tạo? Người giao kết hợp đồng có phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hay không? Nếu là đại diện theo ủy quyền thì một trong các bên cũng cần xem xét lại phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền để hướng đến mục đích cuối cùng là xác định tư cách hợp pháp của đại diện doanh nghiệp tham gia vào giao dịch…

Xác định về khả năng thực hiện của Hợp đồng, theo đó cần xem xét giao dịch hiện tại có đang tuân thủ quy định về hình thức hay không? Đối tượng của hợp đồng có thuộc trường hợp không được phép giao dịch hay không thể thực hiện được? Đối với trường hợp bạn là bên mua hàng hóa, dịch vụ thì một trong những điều mà bạn cần xác định là bên cung ứng dịch vụ/ bên bán có được phép cung ứng dịch vụ/ bán hàng hóa cho bạn hay không, điều này sẽ được xác định dựa trên các yếu tố về thông tin ngành nghề đăng ký ngành nghề kinh doanh, điều kiện riêng mà ngành nghề đó cần đáp ứng (giấy phép con)…

Nội dung nêu trên thường bị các bên trong giao dịch bỏ quên, thay vào đó các bên sẽ thường tập trung vào phạm vi công việc, giá trị hợp đồng, thời điểm thanh toán. Tuy nhiên các bên cũng cần hiểu rằng những yếu tố đã liệt kê nêu trên là điều kiện tiên quyết để xác định giao dịch đó có hợp pháp, có bị vô hiệu hay không. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức độ mà việc xử lý giao dịch khi xảy ra tranh chấp trên thực tế sẽ khác nhau.

2. Đánh giá về khả năng thực hiện hợp đồng của đối phương

Nếu một bên không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trong hợp đồng, sự chuẩn bị của bên kia sẽ trở nên vô nghĩa, hợp đồng sẽ không được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, mong muốn của các bên sẽ không đạt được. Khi đó, một là chấm dứt giao dịch và nghĩa vụ trong hợp đồng, hai là chấm dứt giao dịch và bên bị vi phạm phải tìm kiếm bên thứ ba tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nhưng phải được sự đồng ý của bên còn lại. Quá trình xử lý hợp đồng khi một trong các bên không thể tiếp tục hợp đồng thực tế sẽ mất rất nhiều thời gian, ngay cả khi hợp đồng của các bên có ghi nhận các chế tài như phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại thì việc buộc được bên vi phạm thực hiện cũng không đơn giản. Việc xử lý sẽ mất khá nhiều thời gian, chi phí cho doanh nghiệp cũng như đẩy doanh nghiệp vào tình trạngkhông giải phóng được giao dịch hiện tại để xác lập giao dịch mới với đối tác mới trong một số giao dịch đặc thù.

Do đó, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng cần thiết phải thẩm định năng lực của đối phương một cách cẩn trọng.

3. Cần dự liệu những rủi ro pháp lý có thể dẫn đến không thể áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng

Theo quy định tại điều 418 của Bộ luật Dân sự, bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận, mức phạt vi phạm cũng sẽ tùy theo thỏa thuận. Trường hợp không thoả thuận về phạt vi phạm mà chỉ có quy định về bồi thường thiệt hại thì một bên chỉ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đối với các giao dịch thương mại, quy định về phạt vi phạm gần như giống với pháp luật dân sự, theo đó phạt vi phạm sẽ chỉ được áp dụng nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng tuy nhiên mức phạt vi phạm sẽ không được vượt quá mức 8% trên phần nghĩa vụ bị vi phạm.

Việc phạt vi phạm là để khắc phục thiệt hại khi có hành vi vi phạm, đôi khi các bên vì ngại thiết lập quá nhiều sự ràng buộc nên không ghi nhận điều khoản phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên nếu đó là Hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự thì việc không quy định trong hợp đồng đã dẫn đến việc các bên không thể áp dụng được chế tài phạt vi phạm đối với bên còn lại. Cũng như vậy, đối với hợp đồng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật thương mại thì việc thực hiện, tuân thủ các quyết định của cơ quan có thẩm quyền như thay đổi chính sách… của một bên trong một số trường hợp sẽ dẫn đến thiệt hại lớn, thậm chí không thực hiện được hợp đồng. Do đó, việc dự liệu được chính sách cũng là một kỹ năng rất quan trọng trong đàm phán, soạn thảo hợp đồng.

4. Dự liệu mức độ thiệt hại để có biện pháp dự phòng cũng như biện pháp khắc phục thiệt hại

Tùy thuộc vào từng giao dịch, đối tượng hợp đồng mà các bên sẽ xác định được mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho chính doanh nghiệp nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Bởi thiệt hại cho một bên trong một số trường hợp sẽ không dừng lại ở việc mất đi khoản lợi nhuận từ chính hợp đồng đó, mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những khoản phạt, bồi thường từ đối tác khác là bên thứ ba có liên quan, hoặc uy tín của chính doanh nghiệp trên thị trường, là sự sụt giảm về giá cổ phiếu (nếu có). Trong khi, thực tế cho thấy điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, trả lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ… đôi khi sẽ không đủ để khiến một bên e ngại mà tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng, bởi nếu là giao dịch dân sự các bên được thỏa thuận mức phạt vi phạm nhưng nếu đó là giao dịch thương mại thì trong mọi trường hợp khoản phạt vi phạm sẽ không được phép vượt quá mức 8% tính trên phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Chính vì vậy, bên cạnh các điều khoản phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, các biện pháp khắc phục khác thì doanh nghiệp sẽ cần cơ cấu các điều khoản thanh toán, hoặc bổ sung thêm cơ chế đặt cọc, hoặc hình thức đảm bảo khác để có thể ràng buộc được một cách chặt chẽ trách nhiệm của bên còn lại trong hợp đồng.

Trong hoạt động kinh doanh, thương mại hiện nay, các loại hợp đồng ngày càng đa dạng và phức tạp, những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là rất lớn và thiệt hại không thể đong đếm được. Do đó, vai trò của người đàm phán, soạn thảo hợp đồng là rất quan trọng. Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng hợp đồng mẫu, doanh nghiệp cũng cần lưu ý rằng các chủ thể tham gia, nội dung hợp đồng, thời gian địa điểm thực hiện hợp đồng sẽ không giống nhau, vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng các điều khoản hợp đồng một cách chặt chẽ và dự liệu các rủi ro để có điều khoản phù hợp.

Thời gian viết bài: 28/02/2024

Bài viết ghi nhận thông tin chung có giá trị tham khảo, trường hợp bạn mong muốn nhận ý kiến pháp lý liên quan đến các vấn đề mà bạn đang vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ với Luật sư của chúng tôi theo email info@cdlaf.vn

Vì sao chọn dịch vụ CDLAF

  • Chúng tôi cung cấp đến bạn giải pháp pháp lý hiệu quả và toàn diện, giúp bạn tiết kiệm ngân sách, duy trì sự tuân thủ trong doanh nghiệp;
  • Chúng tôi tiếp tục duy trì việc theo dõi vấn đề pháp lý của bạn ngay cả khi dịch vụ đã hoàn thành và cập nhật đến bạn khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ hệ thống pháp luật Việt Nam;
  • Hệ thống biểu mẫu về doanh nghiệp, đầu tư được xây dựng và cập nhật liên tục sẽ cung cấp khi khách hàng yêu cầu, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục;
  • Doanh nghiệp cập nhật kịp thời các chính sách và phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ Luật sư của CDLAF nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại lĩnh vực Lao động, Doanh nghiệp, Đầu tư cùng với các cố vấn nhân sự, tài chính;
  • Quy trình bảo mật thông tin nghiêm ngặt trong suốt quá trình thực hiện dịch vụ và ngay cả khi dịch vụ được hoàn thành sau đó;

Bạn có thể tham thảo thêm:

    GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN









    error: Content is protected !!